Kỷ nguyên 4.0, cách mạng 4.0, chuyển đổi số là những từ khóa được nhắc đến rất nhiều lần trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt đã thực sự sẵn sàng chào đón cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này? Làm thế nào để tận dụng tốt ưu điểm, hạn chế nhược điểm đem đến từ cuộc cách mạng 4.0?
1. Nhận thức của doanh nghiệp, điểm cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp kỷ nguyên 4.0
Nhận thức là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức đúng đắn sẽ giúp chủ doanh nghiệp đưa ra những chiến lược khôn ngoan. Hiện nay, trong khi cả thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nghĩ những biến hóa của cuộc cách mạng đó không can dự đến tình hình phát triển kinh doanh của mình.
Hầu hết doanh nghiệp mới ứng dụng được một phần công nghệ vào quản trị doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm trên internet, tạo các chiến dịch Marketing Online trên mạng xã hội thì chỉ có một số ít các doanh nghiệp sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản trị. Tuy nhiên, các phần mềm này hầu hết đều đang sử dụng riêng lẻ tại nhiều đơn vị, tổ chức. Khảo sát tiến hành trên 100 doanh nghiệp Việt Nam, trong 30% doanh nghiệp sử dụng công nghệ để quản trị doanh nghiệp có đến 98% sử dụng các phần mềm riêng lẻ như: kế toán, CRM, kho, bán hàng,… thiếu sự liên kết với nhau.
2. Làm thế nào để thay đổi nhận thức trong quản trị doanh nghiệp kỷ nguyên 4.0
Thay đổi nhận thức là một cuộc cách mạng diễn ra trong suy nghĩ của các nhà quản trị. Cuộc cách mạng này cũng cam go không kém cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra trên toàn thế giới.
Để thay đổi nhận thức, chủ doanh nghiệp cần chủ động hơn trong quá trình tìm hiểu và cập nhật các xu hướng mới. Đặc biệt là các xu hướng về công nghệ có thể ứng dụng thực tiễn vào quá trình quản trị của doanh nghiệp.
3. ERP – khởi đầu cho quá trình chuyển đổi số
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã biết đến những lợi ích thiết thực từ phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP. Tuy nhiên, đại đa số các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá băn khoăn trong quyết định ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp này. Lý do chủ yếu là do vấn đề chi phí.
Nếu doanh nghiệp của bạn chưa triển khai ERP, doanh nghiệp bạn đã chậm chân hơn so với các đối thủ sử dụng ERP. Các doanh nghiệp sử dụng ERP hầu hết đều nhận thấy tính hiệu quả mà chúng đem lại, có thể nhìn nhận rõ ràng sau 6 tháng sử dụng, kiểm soát tốt các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai, giảm thiểu tối đa các sai sót không cần thiết, và dĩ nhiên, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
Vietsoft là một đơn vị tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản trị, trong đó ERP SAP Business One là sản phẩm chủ lực, cung cấp một hệ thống quản trị doanh nghiệp hợp nhất, tích hợp được tất cả các phân hệ từ mua hàng, kho, bán hàng, kế toán, CRM, nhân sự chứ không chỉ là một phần mềm riêng lẻ.
Với ERP SAP, chủ doanh nghiệp sẽ nắm quyền chủ động trong quá trình quản trị, gia tăng hiệu suất, nâng cao doanh số trong ngắn hạn và dài hạn. Liên hệ để được tư vấn.
4. Luôn giữ đạo đức kinh doanh
Đối với các doanh nghiệp, chiến lược chắc chắn sẽ giúp phát triển công ty nhanh chóng và lợi nhuận gia tăng theo cấp số nhân. Tuy vậy, không phải tất cả các chiến lược đều nằm trong giới hạn “đạo đức”.
Mỗi bước đi của doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện:
- Phải hỗ trợ các giá trị xã hội
- Không đe dọa đến danh tiếng của cả doanh nghiệp và uy tín cá nhân nhà quản trị
Áp dụng các chiến lược, đáp ứng được những điều kiện trên thể hiện sự khác biệt giữa một doanh nghiệp đáng tin cậy và một doanh nghiệp không đáng tin cậy.
5. Không bao giờ sợ đối mặt với thách thức
Mặc dù nhận ra tiềm năng rất lớn trong một chiến lược mới nhưng hầu hết các nhà quản lý đều băn khoăn về kết quả của chiến lược đó. Các nhà quản trị nên hiểu rằng không có chiến lược nào là hoàn hảo, vì thế họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bắt đầu. Vì vậy, nếu nhà quản trị thực sự muốn kinh doanh thành công thì phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Mỗi nhà quản lý kinh doanh cần có một chiến lược gia chuyên quản lý rủi ro cho công ty. Các chiến lược gia này sẽ luôn phân tích và chuẩn bị cho mọi kết quả tốt hay xấu của bất kỳ nguy cơ nào doanh nghiệp có. Điều này sẽ giữ cho doanh nghiệp của nhà quả trị an toàn ngay cả khi xảy ra điều tồi tệ nhất.
6. Phân tích và đánh giá những nỗ lực của bạn
Trong điều hành doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ có rất nhiều chiến lược khác nhau (ví dụ như chiến lược tiếp thị,…) khi cố gắng để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải luôn phân tích từng chiến lược để biết chiến lược nào đang vận hành tốt và chiến lược nào đang dậm chân tại chỗ.
Con đường ngắn nhất để thành công là tăng cường áp dụng công nghệ để công tác quản lý luôn được thông suốt.
Nên nhớ rằng: các hoạt động của doanh nghiệp hiện đại ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ môi trường trực tuyến, việc ứng dụng công nghệ thông tin là chìa khóa giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh & tăng hiệu suất sinh lời. Và trong phạm vi bài viết này, người viết xin đề cử một trong số các giải pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả nhất, đó chính là phần mềm quản lý ERP SAP Business One.
Với ERP SAP Business One, nhà quản trị sẽ có giải pháp để quản lý doanh nghiệp hiệu quả, từ đó giữ chân các khách hàng tiềm năng, kiểm soát và phát huy hiệu quả các nguồn lực cũng như giảm thiểu chi phí một cách tối đa.