Vai trò Quản lý sản xuất hiệu quả giúp trong Doanh Nghiệp May Mặc

Vai trò Quản lý sản xuất hiệu quả giúp trong Doanh Nghiệp May Mặc

1. Vai trò Quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp ngành may hiện nay ?

Các thương hiệu may mặc nổi tiếng trên thế giới luôn tìm kiếm các đối tác gia công trên toàn cầu, do đó, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất may mặc không còn là nội địa mà ở quy mô quốc tế nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang làm ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế toàn cầu cũng như trực tiếp làm suy giảm khối lượng sản xuất may mặc thế giới như hiện nay. Vì vậy các nhà sản xuất may mặc buộc phải cạnh tranh cả về số lượng, chất lượng và tốc độ, tập trung thay đổi từ sản lượng đầu ra đến chất lượng.

 

Trong tình cảnh đó, Nhiều Doanh Nghiệp May mặc trong nước hiện nay đang mất dần khả năng cạnh tranh và khách hàng do mức lương tối thiểu, giá cả nguyên phụ liệu tăng nhanh và các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí sản xuất ngày càng cao. Chính điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của việc Quản lý sản xuất hiệu quả giúp nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

 

2. Áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn LEAN

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã áp dụng sản xuất tinh gọn-Lean Manufacturing (gọi tắt là Lean) như một giải pháp cải tiến quản lý sản xuất hiệu quả, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và được xem là hoạt động tạo giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp.

 

Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp – Hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội cho biết: “Lean sau khi áp dụng sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như: giảm phế phẩm, giảm sự lãng phí; giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất; giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất; bảo đảm công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc; tận dụng thiết bị và mặt bằng; có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất; doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có. Nhiều doanh nghiệp dệt may đã nâng cao năng suất sản xuất sau khi áp dụng thành công Lean vào quản lý sản xuất.

 

Theo đó, tại Tổng công ty May 10, sau khi áp dụng mô hình Lean, năng suất lao động tăng 52%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 8%, giảm giờ làm 1 giờ/ngày, tăng thu nhập trên 10%, giảm chi phí sản xuất từ 5-10%/năm.

 

Đối với Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ, sau khi áp dụng Lean, doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả hơn mặt bằng nhà xưởng, giảm hàng tồn trên chuyền từ 30 sản phẩm xuống còn 3 sản phẩm, hàng lỗi giảm từ 20% xuống còn 8%. Đặc biệt, từ năm 2014 đến nay, Việt Tiến đã chọn công nghệ Lean là một trong 10 giải pháp quan trọng để phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 10 – 15%

3.   Chuyển đổi số trong quản lý sản xuất ngành may

Các Doanh Nghiệp May nên theo đuổi cải tiến năng suất dài hạn thông qua chuyển đổi số, giúp Doanh Nghiệp mình tăng hiệu quả các quy trình và sản xuất nhiều hơn với chi phí tổng thể thấp hơn.hơn.

 

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là việc áp dụng và tích hợp công nghệ vào các ngành công nghiệp khác nhau và chuyển đổi doanh nghiệp bằng cách thay thế các quy trình thủ công hoặc phi kỹ thuật số. Chính COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số trong mọi ngành, bao gồm cả ngành may mặc.Vietsoft ERP for Garment là một hệ thống quản lý sản xuất ngành may bao gồm hầu hết các công cụ quản lý như: Quản lý Quy trình công nghệ, Quản lý đơn hàng, Thống kê năng suất, Cân đối nguyên phụ liệu, Hoạch định vật tư, Lập kế hoạch sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, Kiểm soát sản xuất, Kiểm soát tồn kho, Quản lý nhân sự, Chấm công, Tính lương sản phẩm và thời gian …

 

Hệ thống Vietsoft ERP for Garment giúp Quản Lý thông tin giữa các bộ phận được thông suốt, sản xuất không bị ngừng hay không kịp tiến độ do lưu chuyển thông tin giữa các bộ phận không kịp thời. Giúp cân đối vật tư, nguyên phụ liệu cho từng hợp đồng, bảo đảm nguyên vật liệu luôn đồng bộ, tránh quá trình sản xuất bị gián đoạn và giảm chi phí tồn kho. Giảm thời gian ngừng sản xuất, giảm chi phí và thời gian chuẩn bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất gián tiếp và trực tiếp, giúp sản xuất các đơn hàng nhỏ với chi phí thấp là những ưu thế lớn nhất của phần mềm này.