Quản lý nhân lực ngành dệt may hiệu quả

Quản lý nhân lực ngành dệt may hiệu quả

 

Nguồn nhân lực là một trong những tài sản quan trọng đối với hoạt động tổ chức của Doanh Nghiệp ngành Dệt May và Giày Da. Vì vậy việc quản lý nguồn nhân lực ngành dệt may hiệu quả là yếu tố rất quan trọng đối với các hoạt động hàng ngày và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

 

Nhân sự chịu trách nhiệm nâng cao năng lực của bộ phận sản xuất và quản lý hợp đồng,tạo động lực cho nhân viên thông qua các chương trình phúc lợi và tạo điều kiện thúc đẩy tiến bộ công nghệ.

 

Để cải thiện hiệu suất và lợi nhuận thì bất kỳ Doanh Nghiệp ngành Dệt May nào cũng cần phải xây dựng và thực hiện một chiến lược Quản lý Nhân Sự – Chấm Công và quản Lý Lương hiệu quả. Để thực hiện thành công các chiến lược đã xây dựng cần phải được thực hiện bởi nhân viên (con người) và phần mềm Quản lý Nhân Sự – Chấm Công và Quản Lý Lương đóng một vai trò rất quan trọng trong thành công của Doanh Nghiệp Dệt May.

 

1. Hệ thống phần mềm quản lý nhân sự ngành dệt may Vietsoft HRMS chuyên dụng cho quản lý nhân lực ngành dệt may bao gồm các phân hệ quản lý như:

Hệ thống bao gồm quản lý lý lịch nhân viên, Hợp đồng lao động, Quản lý quá trình đóng BHXH và BHYT, Quản lý chiến dịch tuyển dụng. Tích hợp dữ liệu với máy chấm công tự động; tự động tính giờ làm việc dựa trên chế độ làm việc; xuất ra các báo cáo đi trễ, về sớm, nghỉ việc, báo cáo tổng hợp công và thời gian làm thêm giờ tích hợp sang phần mềm Tính lương thời gian và sản phẩm , đồng thời Quản lý quy trình công nghệ bao gồm cả đơn giá công đoạn; Theo dõi sản lượng theo công đoạn theo từng ngày, từng chuyền cho từng mã hàng, order để tính lương sản phẩm……

 

2. Công nghệ 4.0 cho ngành Dệt May

Ứng dụng công nghệ 4.0 cho ngành Dệt May đang ở giai đoạn khởi đầu của sự phát triển, để theo kịp với xu hướng thế giới đặc biệt trong ngành Dệt May. Thực tế cho thấy, máy móc, công nghệ có thể mua được, nhưng con người, kiến thức, kỹ năng, nhận thức thì hoàn toàn không thể, và nếu con người không đáp ứng được thì dù máy móc, công nghệ có hiện đại mấy đi nữa thì chúng vẫn chỉ là những thứ vô dụng nếu thiếu yếu tố con người. Vì vậy người lao động luôn là trung tâm của mọi sự phát triển để ổn định sản xuất. Số hóa quá trình quản lý của ngành Dệt may,nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả quản lý là việc mà Doanh Nghiệp ngành Dệt may nên chú trọng để ổn định sản xuất.

 

3. Tổng kết

Theo khảo sát của Hiệp hội dệt may Việt Nam, hiện nay năng suất lao động bình quân ngành dệt may Việt Nam còn khá thấp (bằng khoảng 60 – 70% của Trung Quốc và Thái Lan). Một trong những nguyên nhân chính cho tình trạng này chính là Trình độ quản lý nhân sự còn nhiều hạn chế, gây thất thoát, lãng phí. Từ đó làm tăng giá thành sản phẩm, hạn chế khả năng cạnh tranh với các nhà cung ứng khác.

 

Để ngành dệt may Việt Nam hướng tới mục tiêu của chính phủ đề ra là xuất khẩu hàng dệt may đạt 45 tỷ, 50 tỷ rồi 60 tỷ USD trong những năm tới khi mà dịch Covid – 19 qua đi. Đồng thời để có thể cạnh tranh, giành giật thị trường với các quốc gia có chi phí nhân công thấp như Ấn độ và Bangladesh khi mà thị trường nhập khẩu hàng may mặc thế giới có thể cơ cấu lại vùng và quốc gia cung cấp hàng may mặc thời trang thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đầu tư để tăng năng suất lao động.

 

Khi đó, cần chú trọng tập trung đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và cải thiện hệ thống quản lý nguồn lực ngành bằng cách áp dụng các giải pháp công nghệ 4.0. Khi ấy, năng suất lao động ngành có thể tăng thêm 7  – 10%/năm. Từ đó sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may trong nước đáp ứng được quy luật giá trị gồm 3 yếu tố cốt lõi, sống còn mà thị trường ngành đòi hỏi hiện nay là : Hàng tốt, Giao đúng tiến độ, Giá rẻ.

 

Đây chính là cơ sở giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển bền vững và đón đầu các cơ hội mở rộng thị trường trong tương lai.

Liên hệ với Vietsoft tham khảo demo và nhận được tài liệu:

Công ty TNHH Phần Mềm Nam Việt (Vietsoft)

  • Website: www.vietsoft.com.vn
  • Fanpage: https://www.fb.com/vietsoftcompany
  • Email: sales@vietsoft.com.vn
  • Tell: 028.38.110.770
  • Hotline: 0986.778.578