Ngày nay việc triển khai ứng dụng giải pháp phần mềm CMMS đã và đang giúp cho rất nhiều doanh thu được các giá trị to lớn khi công tác quản lý tài sản và bảo trì được tối ưu. Nhưng để thu được các lợi ích tốt nhất từ giải pháp này, doanh nghiệp cần chú ý đến những yếu tố quan trọng gì. Hãy cùng Vietsoft tìm hiểu các yếu tố cần chú ý khi triển khai CMMS qua bài viết sau.
1. Sự tương thích giữa phần mềm CMMS với kỳ vọng của doanh nghiệp
Phần lớn các doanh nghiệp khi quyết định triển khai giải pháp phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS đều có đặc điểm chung là sở hữu số lượng máy móc thiết bị lớn, cấu tạo phức tạp và giá trị cao. Đi kèm với chúng là số lượng công việc bảo trì khổng lồ mà các hệ thống quản lý bảo trì thủ công sẽ không mang lại hiệu quả kiểm soát tốt.
Vì vậy, khi triển khai CMMS, các doanh nghiệp cần dựa trên tình hình thực tế của hệ thống quản lý bảo trì tài sản tại đơn vị mình để xác định chính xác các yêu cầu và mong muốn đối với hệ thống CMMS sẽ triển khai. Từ những yêu cầu này, doanh nghiệp sẽ tiến hành đối chiếu với tính năng của các giải pháp CMMS đang có trên thị trường và chọn ra giải pháp phù hợp và tương thích nhất. Điều đó sẽ giúp đảm bảo cho sự thành công khi triển khai giải pháp, đồng thời sau khi go-live giải pháp sẽ sớm mang lại hiệu quả vận hành và đáp ứng được tất cả mong muốn của doanh nghiệp đã đặt ra.
2. Sự tương thích giữa phần mềm CMMS với quy trình bảo trì tài sản tại doanh nghiệp
Yếu tố thứ 2 cần chú ý khi triển khai CMMS đó là phần mềm CMMS có phù hợp với quy trình quản lý và bảo trì tài sản mà doanh nghiệp mình đang áp dụng hay không ? Bởi lẽ xét cho cùng, phần mềm cũng chỉ là 1 công cụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các quy trình và công việc vốn có. Do đó nếu phần mềm không phù hợp với quy trình quản lý đã có của doanh nghiệp sẽ dẫn đến khó khăn cho công tác của người dùng, đồng thời làm giảm hiệu quả ứng dụng của giải pháp.
Do đó trước khi triển khai phần mềm CMMS, doanh nghiệp cần đánh giá lại 2 yếu tố:
- Quy trình quản lý tài sản và bảo trì hiện tại đã hiệu quả hay chưa ? có đáp ứng được các mục tiêu bảo trì của doanh nghiệp hay không ?
- Giải pháp CMMS có tương thích với quy trình quản lý sẵn có hay không ?
Nếu quy trình quản lý hiện tại không đáp ứng được các mục tiêu bảo trì đặt ra, doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình quản lý mà đơn vị triển khai giải pháp CMMS tư vấn hoặc cùng đơn vị triển khai xây dựng một quy trình quản lý mới tương thích cả với giải pháp và thực tế doanh nghiệp.
Ngược lại nếu quy trình doanh nghiệp đã tối ưu và mang lại hiệu quả nhất định, doanh nghiệp có thể lựa chọn một giải pháp CMMS phù hợp với quy trình này hoặc đề nghị đơn vị cung cấp giải pháp tùy chỉnh lại giải pháp cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Dĩ nhiên việc tùy chỉnh thường sẽ gây phát sinh chi phí, do đó cần có sự trao đổi rõ ràng giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp giải pháp.
Một quy trình tốt và tương thích sẽ là tiền đề để phần mềm CMMS hoạt động hiệu quả khi triển khai thực tế.
3. Xác định rõ yêu cầu và phạm vi triển khai
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thất bại khi triển khai CMMS là do doanh nghiệp và cả đơn vị triển khai không xác định được yêu cầu quản lý và phạm vi triển khai phù hợp. Một phần do doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ và chưa lường trước được khối lượng công việc tương lai nên thường đặt ra các yêu cầu quá cao, không khả thi và kém hiệu quả khi vận hành thực tế. Đối với đơn vị triển khai, do chưa nắm rõ hiện trạng hoặc thiếu kinh nghiệm thực tế nên không xem xét các yêu cầu của doanh nghiệp một cách thấu đáo.
Để khắc phục, doanh nghiệp phải xác định rõ những gì mình cần và sáng suốt lựa chọn nhà tư vấn triển khai có kinh nghiệm, am hiểu sản phẩm.
4. Năng lực của người dùng
Yếu tố thứ 3 cần chú ý khi triển khai CMMS chính là: Người dùng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc vận hành và duy trì hiệu quả của giải pháp phần mềm. Do đó trước khi triển khai CMMS, doanh nghiệp cần xác định được danh sách người vận hành hệ thống, đồng thời xác định năng lực của họ có đủ khả năng vận hành hệ thống hay không ?
Nếu có các vấn đề về năng lực người dùng, doanh nghiệp cần trao đổi sớm với đơn vị triển khai nhằm lên phương án đào tạo bổ sung đầy đủ trước khi go-live hệ thống. Khi người dùng có đủ kiến thức và sự hiểu biết về giải pháp phần mềm sẽ phục vụ tốt trong việc điều hành và quản lý hệ thống một cách hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của phần mềm quản lí bảo trì thiết bị.
5. Năng lực của nhà cung cấp giải pháp CMMS
Nhà cung cấp giải pháp luôn là đầu tàu để đưa một dự án triển khai CMMS đến thành công. Nếu như các nhà cung cấp không đủ năng lực hoặc không thực sự đặt hết tâm huyết vào việc thiết kế và triển khai thì giải pháp mà họ cung cấp sẽ không thể mang lại giá trị cho người dùng, với 1 sản phẩm có giá trị cao như phần mềm ERP hay CMMS thì đây sẽ là một tổn thất rất lớn cho người dùng. Do đó, doanh nghiệp cần trao đổi và xem xét kỹ để đánh giá chính xác về năng lực của đơn vị cung cấp trước khi quyết định triển khai.
6. Các yếu tố cần chú ý khác trong quá trình triển khai CMMS
Cuối cùng, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến yếu tố chất lượng và uy tín từ phía đơn vị cung cấp để đảm bảo mức độ an toàn và thành công cho dự án.
Việc thay đổi từ hệ thống quản lý thủ công sang ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì CMMS luôn có nhiều vấn đề đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn phối hợp chặt chẽ cùng đơn vị triển khai CMMS trong từng giai đoạn triển khai dự án. Trnong quá trình này, doanh nghiệp cần chú ý các yếu tố sau:
– Xem xét kĩ thực trạng của doanh nghiệp trước và trong quá trình triển khai để đánh giá tính hiệu quả của phần mềm. Cần áp dụng các phương pháp như đo lường OEE, tính ROI để xác định hiệu quả này bằng những số liệu thực tế.
Xem thêm:
Xác định hiệu quả triển khai phần mềm doanh nghiệp bằng ROI
Tất tần tất về OEE là gì ? cách tính OEE chi tiết và đơn giản kèm ví dụ
– Trao đổi định kỳ thường xuyên với đơn vị triển khai và trong nội bộ để nắm bắt tiến độ công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai.
– Phân công và bố trí công việc phù hợp cho các thành viên tham gia triển khai dự án, đảm bảo lịch trình làm việc giữa 2 bên (doanh nghiệp – đơn vị triển khai) nhằm duy trì tiến độ dự án, tránh tình trạng đình trệ gây giảm hiệu quả triển khai.
– Lên kế hoạch dự phòng sẵn cho những khó khăn về thời gian, tài chính, công việc…có thể phát sinh khi triển khai.
– Theo dõi chặt chẽ và tính toán chi tiết mọi nguồn lực (nhân lực, tài chính) cùng thời gian cần thiết để vận hành và duy trì dự án từ khi trình triển khai đến khi đưa vào vận hành.
7. Tổng kết
Việc áp dụng phần mềm CMMS vào công tác quản lý bảo trì tài sản sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả tài sản và mọi yếu tố liên quan đến công tác bảo trì. Từ đó tuy không phải là công cụ tạo ra doanh thu trực tiếp, nhưng phần mềm quản lý bảo trì CMMS Ecomaint chính là chìa khoá giúp các doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và hiệu quả vận hành, tạo đà cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.