Những mục tiêu của bảo trì hiện đại

1. Những mục tiêu của bảo trì

Những mục tiêu của bảo trì hiện đại

Xem thêm: Các phương pháp bảo trì trong công nghiệp

.Bảo trì bảo dưỡng là các hoạt động nhằm giữ cho các tài sản máy móc thiết bị của doanh nghiệp luôn hoạt động hiệu quả và ổn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Về bản chất, bảo trì giữ vai trò hậu vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo nguồn lực máy móc thiết bị giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển bền vững.

 

2. Các giai đoạn phát triển của bảo trì:

Với mục tiêu cốt lõi đó, bảo trì đã không ngừng phát triển và hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của doanh nghiệp. Bảo trì đã trải qua 4 thế hệ, ứng với mỗi thế hệ, bảo trì lại có những cải tiến về mục tiêu như sau:

 

a. Bảo trì thế hệ 1: Hư đâu sửa đó, hỏng đâu thay đó – chỉ sửa chữa khi hư hỏng, không đòi hỏi kỹ thuật cao

Mục tiêu bảo trì thế hệ 1: là Sửa chữa và khôi phục máy móc khi bị hư hỏng

 

b. Bảo trì thế hệ 2: Bảo trì định kỳ theo kế hoạch và có hệ thống hơn. Có sự ra đời của những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì.

Mục tiêu bảo trì thế hệ 2: là tăng khả năng sẵn sàng của máy cao hơn; kéo
dài tuổi thọ của thiết bị hơn; Chi phí bảo trì thấp hơn.

 

c. Bảo trì thế hệ 3: Bảo trì kết hợp với giám sát tình trạng,  Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì, Thiết kế đảm bảo độ tin cậy, Thiết kế đảm bảo an toàn, Phân tích nguyên nhân gốc rễ.

Mục tiêu bảo trì thế hệ 3:  Khả năng sẵn sàng của máy cao hơn; Độ tin cậy của máy cao hơn; An toàn hơn; Không tác hại đến môi trường; Chất lượng sản phẩm tốt hơn; Tuổi thọ máy dài hơn; Hiệu quả kinh tế lớn hơn.

 

d. Mục tiêu bảo trì thế hệ 4:  Khả năng sẵn sàng của máy cao hơn nữa; Độ tin cậy của máy cao hơn nữa; An toàn hơn nữa (OSHAS 18000), Không tác hại đến môi trường (ISO 14000); Chất lượng sản phẩm tốt hơn  (6 Sigma); Tuổi thọ máy dài hơn; Hiệu quả kinh tế lớn hơn (Bảo trì tinh gọn); Quản lý rủi ro; Những tổ chức bảo trì tin cậy cao; Các giải pháp bảo trì hiệu quả hơn.

 

3. Những mục tiêu của bảo trì hiện đại:

Từ mục tiêu cụ thể ở từng thế hệ bảo trì, có thể thấy bảo trì hiện đại không tập trung nhiều vào việc sửa chữa và khắc phục khi hư hỏng xảy ra. Thay vào đó, mục tiêu bảo trì đã tập trung vào việc xây dựng, duy trì và cải tiến thiết bị từ khi thiết kế đến lúc vận hành để đảm bảo thiết bị luôn vận hành ổn định ở trạng thái tốt nhất.  Tổng kết lại ta có các mục tiêu chính của bảo trì hiện nay bao gồm:

 

  • Xây dựng một chương trình bảo trì tổng thể cho mọi hoạt động của doanh nghiệp (vận chuyển, mua bán, kỹ thuật, R&D, sản xuất, QA&QC, kiểm soát chất lượng, đóng gói, dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng, lắp đặt vận hành…)
  • Đảm bảo công tác bảo trì luôn sẵn sàng mọi lúc, mọi nơi
  • Đưa các khái niệm đánh giá như OEE, độ tin cậy, khả năng bảo trì toàn diện vào mọi hoạt động doanh nghiệp nhất là trong các hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo chu kỳ sống là nhỏ nhất.
  • Thu thập dữ liệu vận hành theo thời gian thực để xây dựng đồ thị đánh giá tỷ lệ hư hỏng và dự đoán tuổi thọ thiết bị.
  • Phân tích dữ liệu bảo trì để thiết kế cải tiến thiết bị máy móc tốt hơn
  • Phân tích nguyên nhân gốc rễ của các dạng hư hỏng, nhằm xây dựng các biện pháp tối thiểu hóa các rủi ro hỏng hóc có thể xảy ra..
  • Phân tích dữ liệu vận hành để xác định sự phân bố thời gian vận hành đến hư hỏng, tính tỷ lệ hư hỏng và độ tin cậy của thiết bị.
  • Phân tích tất cả các thành phần trong thời gian ngừng máy nhằm xác định được phân bổ thời gian cần thiết cho các hoạt động bảo trì hoặc phục hồi thiết bị.
  • Tinh giảm hóa trong thiết kế của thiết bị nhằm đơn giản hóa công tác bảo trì.
  • Sắp xếp và cấu hình thiết bị tốt hơn về độ tin cậy
  • Xác định tồn kho vật tư phụ tùng tối ưu để đảm bảo độ tin cậy của công tác bảo trì
  • Xác định các vật tư phụ tùng, thiết bị giúp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì
  • Xác định mối quan hệ giữa ứng xuất – biến dạng – sức bền – thời gian trong thiết kế thiết bị nhằm đạt được độ tin cậy thiết kế tối ưu.
  • Sử dụng các work order (phiếu bảo trì) trong mọi hoạt động bảo trì bảo dưỡng
  • Xây dựng hệ thống báo cáo hư hỏng và kết quả bảo trì hiệu quả, trực quan.
  • Xây dựng cơ sở xác định vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân trong mọi công tác vận hành và bảo trì thiết bị.
  • Xây dựng hướng dẫn chi tiết cho việc ra quyết định bảo trì tài sản nhằm giảm thời gian bảo trì
  • Xem xét mọi khía cạnh: thiết kế kỹ thuật, vật liệu, linh phụ kiện, chế tạo, kiểm soát chất lượng, thử nghiệm, điều kiện vận hành, năng suất, thời gian sử dụng để thiết kế và chế tạo thiết bị đúng và phù hợp từ đầu.
  • Kiểm tra khả năng bảo trì, độ tin cậy thiết bị từ lúc thiết kế để tối ưu hóa thiết bị trước khi chế tạo.
  • Lập danh sách kiểm soát chất lượng nhằm giảm tối đa những sai sót phát sinh cho chế tạo, lắp ráp thiết bị
  • Tối đa hóa khả năng sẵn sàng và thời gian hoạt động của thiết bị để nâng cao năng suất.
  • Đảm bảo thiết bị có các tài liệu kỹ thuật, sổ tay vận hành đầy đủ để tránh những sai sót trong lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng.
  • Đảm bảo nhân viên vận hành và kỹ thuật viên bảo trì được đào tạo đầy đủ chuyên môn cần thiết và có đủ kinh nghiệm để thực hiện các công việc được giao có liên quan đến máy móc thiết bị.
  • Có các cảnh báo trực quan và các thiết bị kiểm soát để đảm bảo thiết bị máy móc luôn vận hành trong giới hạn công suất và khả năng tải.
  • Đảm bảo kiểm soát tốt mục đích sử dụng thiết bị, tránh mọi hành vi sử dụng sai tính năng, sai chỉ số khi vận hành thiết bị.
  • Thu thập và lưu trữ đầy đủ các dữ liệu về độ tin cậy và khả năng bảo trì để phục vụ cho công tác bảo trì và cải tiến thiết bị.
  • Giám sát hiệu quả sử dụng thực tế của thiết bị, tỉ lệ sửa chữa chữa để kịp thời có hành động khắc phục trước khi sự cố hư hỏng xảy ra.
  • Nghiên cứu các phương pháp bảo trì hiệu quả và kinh tế nhất dựa trên phân tích độ tin cậy, khả năng bảo trì, thực tế vận hành và bảo trì của doanh nghiệp.
  • Xác định độ tin cậy, chi phí của các vật tư phụ tùng bảo trì nhằm có chiến lược tồn kho hiệu quả, giảm chi phí tồn khi
  • Giảm chi phí sửa chữa, thay thế để tối ưu hóa chi phí bảo hành bảo dưỡng sản phẩm
  • Thúc đẩy thương mại và doanh số bán hàng dựa trên độ tin cậy sản phẩm và chính sách bảo hành hiệu quả.
  • Cung cấp các sản phẩm có tuổi thọ cao và dễ bảo trì hơn