Những khác biệt giữa quản lý bảo trì công nghiệp 4.0 và quản lý thủ công

Quản lý bảo trì tài sản là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất sản xuất, tăng hiệu quả vận hành doanh nghiệp. Do đó việc sở hữu một hệ thống quản lý bảo trì tài sản 4.0 tối ưu giữ một vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp tăng năng suất  để tiếp tục tồn tại và phát triển trong tình hình kinh tế khó khăn sau dịch bệnh NCOV-19 hiện nay.


Những khác biệt giữa quản lý bảo trì công nghiệp 4.0 và quản lý thủ công

Khác với trước kia, ngày nay khi nền công nghiệp toàn cầu đang nằm ở ngưỡng cửa 4.0, Hệ thống quản lý bảo trì tài sản công nghiệp cũng trở nên toàn diện hơn so với phương pháp quản lý thủ công truyền thống. Việc ứng dụng các giải pháp phần mềm quản lý tài sản EAM, phần mềm quản lý bảo trì CMMS giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc quản lý và thực hiện công tác bảo trì, từ đó giải quyết được 4 vấn đề “nan y” của bảo trì truyền thống  “Hư đâu sửa đó – hỏng đâu thay đó”.

 

4 Vấn đề này cũng chính là 4 điểm khác biệt lớn giữa quản lý bảo trì tài sản công nghiệp 4.0 và quản lý bảo trì thủ công đang phổ biến trong nước hiện nay:

Vấn đề 1: Bài toán năng suất

Đặc thù công tác bảo trì phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam chính là áp dụng hình thức kết hợp giữa bảo trì cơ hội và bảo trì định kỳ như sau: Công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường được thực hiện với các hư hỏng phát sinh khi dây chuyền hay thiết bị dừng vận hành vì một nguyên nhân nào đó: hỏng đột ngột ở một bộ phận khác, mất điện, hết đơn hàng… đồng thời bảo trì rập khuôn chúng theo một khoảng thời gian định kỳ đã thiết lập.

Hình thức bảo trì này thường phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi phần lớn các doanh nghiệp trên thị trường đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng thiết bị tài sản không nhiều. Do có hình thức này có ý nghĩa tương đối lớn trong việc giảm chi phí và thời gian bảo dưỡng. Nhưng đồng thời cũng dẫn đến nhiều bất cập cho doanh nghiệp nếu chỉ thực hiện qua loa, không kiểm soát chặt chẽ:

  • Năng suất vận hành kém
  • Thường phát sinh sự cố
  • Tăng thời gian ngừng máy do hỏng hóc
  • Tăng chi phí & thời gian sửa chữa bảo trì
    khi sự cố phát sinh
  • Thường phát sinh sai sót do yếu tố con người

Đây chính là bài toán năng suất “đau đầu” mà doanh nghiệp sẽ gặp phải khi việc quản lý bảo trì chỉ thực hiện thủ công như trước kia. Thay vào đó, nếu quản lý bảo trì được tự động hóa bằng việc ứng dụng các công nghệ hiện đại 4.0 như: thu thập thông tin tình trạng thiết bị bằng cảm biến, xử lý thông tin bằng trí tuệ nhân tạo AI và lưu trữ thông tin bằng phần mềm CMMS, giám sát kiểm tra bằng droid … Khi đó sẽ đảm bảo các công tác bảo trì luôn được thực hiện đúng cách, giúp doanh nghiệp cải thiện Hiệu suất Tổng thể Thiết bị OEE của máy móc, thiết bị, giảm thời gian chết, dự phòng các hỏng hóc và sự cố trước khi chúng xảy ra.

 

Vấn đề 2: bài toán về chi phí bảo trì

Bảo trì bao nhiêu là đủ ? chính là một câu hỏi luôn làm đau đầu những nhà quản lý bảo trì theo kiểu thủ công truyền thống trước đây, khi mà việc bảo trì quá ít sẽ gây nhiều rủi ro hỏng hóc, nhưng bảo trì quá nhiều lại sẽ làm phát sinh chi phí quá lớn hằng năm cho doanh nghiệp.

Bất kỳ một loại tài sản thiết bị nào cũng có một khoảng thời gian bảo trì định kỳ do nhà sản xuất ước lượng và công bố dựa trên các yếu tố:  đo đạc thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, dựa trên kinh nghiệm nhà sản xuất hoặc đặc thù của tài sản thiết bị.  Thời gian này thường được các doanh nghiệp mặc định làm thời gian bảo trì định kỳ cho tài sản của họ.

Nhưng chúng thường chỉ mang yếu tố tham khảo chứ không hoàn toàn chính xác trong thực tế, do phụ thuộc nhiều vào thời gian và điều kiện vận hành thực tế của thiết bị. Nếu áp dụng rập khuôn sẽ dẫn đến tình trạng bảo trì định kỳ quá sớm hoặc quá muộn gây thiệt hại chi phí không mong muốn cho doanh nghiệp.

Quản lý bảo trì công nghiệp 4.0 ra đời đã giúp các doanh nghiệp giải quyết được bài toán này với những công nghệ bảo trì dự đoán hiện đại. Thông qua việc thu thập dữ liệu vận hành và bảo dưỡng của thiết bị tài sản theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp xác định được tình trạng của chúng một cách chính xác nhất. Đồng thời đưa ra các dự báo, khuyến nghị để giúp doanh nghiệp quyết định bảo trì bảo dưỡng đúng đắn và kịp thời trước khi sự cố có thể xảy ra.

Đồng thời, việc bảo trì “đúng thiết bị, đúng thời điểm” cũng giúp cắt giảm mọi chi phí cho các hoạt động bảo trì không cần thiết, tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 

Vấn đề 3: bài toán về sự linh hoạt

Việc quản lý bảo trì truyền thống thường mang lại nhiều bất tiện cho doanh nghiệp trong việc lưu thông và chia sẻ các thông tin về công việc bảo trì và tài sản. Từ đó tạo ra nhiều vấn đề hạn chế lớn như:

  • Nhân viên bảo trì gặp khó khăn khi tìm kiếm thông tin tra cứu cần thiết cho công việc của họ.
  • Thư ký bộ phận bảo tri gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu và viết các báo cáo cho ban lãnh đạo
  • Nhà quản lý không thể kịp thời ra quyết định xử lý cho bộ phận bảo trì khi có sự cố xảy ra.
  • Ban lãnh đạo không nắm được tình hình các trang thiết bị tài sản tại doanh nghiệp theo thời gian thực.

Với nền Quản lý bảo trì công nghiệp 4.0, sẽ giúp xóa bỏ những rào cản thông tin như vậy, tạo ra sự linh hoạt trong việc thu thập, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu bảo trì trong toàn doanh nghiệp… So với phương pháp quản lý truyền thống, việc thu thập dữ liệu tình trạng tài sản được tự động hóa hoàn toàn bằng các cảm biến, đồng thời các dữ liệu này sẽ được xử lý và lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu tập trung của phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS. Từ đó giúp nhà quản lý, nhân viên bảo trì cùng các bộ phận liên quan có thể dễ dàng truy cập các dữ liệu cần thiết mọi lúc mọi nơi, thông qua laptop hoặc bất kỳ thiết bị di động thông minh nào.

 

Vấn đề 4: bài toán về tương lai

Xã hội loài người đang bước vào kỷ nguyên của những tiến bộ thần tốc về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Đó là cơ hội và cũng chính là thách thức mà những doanh nghiệp toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt hằng ngày.

Nếu các doanh nghiệp không kịp thay đổi và có những chiến lược đầu tư, làm chủ công nghệ mới thì doanh nghiệp đó sẽ dần tụt hậu và mất đi ưu thế cạnh tranh của mình trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Ngay cả trong lĩnh vực bảo trì, nếu tiếp tục duy trì hệ thống quản lý bảo trì truyền thống có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vài chục triệu đồng đầu tư công nghệ trong nhất thời, nhưng với những hạn chế tồn tại của chúng sẽ gây ra vô số tổn thất về năng suất, chi phí gây cản trở thậm chí kéo lùi sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Do đó, đây là thời điểm mà các doanh nghiệp phải hiểu rõ  đã đến lúc “cần thay đổi, nên thay đổi và buộc phải thay đổi” cả về công nghệ lẫn tư duy quản lý bảo trì công nghiệp 4.0 để thích nghi với một thời đại số hóa trên toàn cầu.