Mặc dù còn nhiều thách thức, ngành dệt may Việt Nam năm 2023 tiếp tục tăng trưởng 2 con số và duy trì vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Ông Vương Đức Anh – Chánh văn phòng Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: Năm 2021 dệt may Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới với 5,7% thị phần. Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2021, vẫn đứng vị trí thứ 3 sau Trung Quốc, Bangladesh.
Cụ thể, đối tác Mỹ đánh giá ngành dệt may của Việt Nam có tính đa dạng về dòng hàng, làm được đơn hàng khó, thời gian giao hàng ổn định. Đồng thời cho biết, đơn hàng nhỏ sẽ là xu thế trong thời gian tới do tiêu thụ khó khăn, nhà nhập khẩu sẽ chỉ đặt đơn hàng nhỏ khoảng 1.000- 2.000 sản phẩm.
Với thị trường EU, Việt Nam được hưởng ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU. Năm 2022, số hàng hoá đáp ứng được quy tắc xuất xứ và hưởng ưu đãi khoảng 5-6%. Đây cũng là động lực kéo nhà mua hàng tới Việt Nam.
Tập đoàn cũng kiên định thực hiện các cam kết về trách nhiệm xã hội, sản xuất xanh vì đây sẽ là những yếu tố phi tài chính để lựa chọn những đối tác bền vững hơn, đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường; chuyển đổi số và tự động hóa; phát triển nguồn nhân lực và con người để đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, kinh tế số và giao dịch số.
Năm 2023, theo ông Lê Tiến Trường khó khăn nhất là không thể nhìn thấy điểm kết thúc suy giảm thị trường. Ít nhất phải từ 6-9 tháng nữa thị trường trong trạng thái trầm lắng. Có thể lần đầu tiên trên thị trường dệt may thế giới có nhu cầu dạng sóng. Có nghĩa, có thể đến tháng 6 sẽ bùng lên một đợt sóng tiêu dùng, đơn hàng dồn dập trong 2-3 tháng xong lại xuống. Về dài hạn thị trường dệt may có thể chưa có tín hiệu tốt nhưng đón được sóng doanh nghiệp có thể có hiệu quả”, ông Lê Tiến Trường nói.
Dệt may là ngành xuất khẩu lớn, chiếm khoảng 80% sản lượng việc phụ thuộc vào thị trường dệt may thế giới là không bàn cãi. Tuy nhiên làm thế nào để vượt qua khủng hoảng mà không chịu quá nhiều thiệt hại là vấn đề cần quan tâm. Theo các chuyên gia, việc phát triển được nguồn cung nguyên phụ liệu, có và chắc chân trong chuỗi cung ứng toàn cầu là điều kiện cần thiết.
Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 mới được Chính phủ phê duyệt cũng đưa ra những định hướng cơ bản cho ngành. Trong đó, ngành được định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn.
Với định hướng phát triển rõ ràng cùng nhiều kỳ vọng về việc các cơ quan liên quan sẽ xây dựng được chính sách đủ mạnh và hấp dẫn các nhà đầu tư phát triển ngành dệt may chắc, mạnh, bền vững, đạt mục tiêu trở thành ngành chủ lực xuất khẩu. Đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh, từng bước bước lên vị trí cao hơn trên bản đồ dệt may thế giới.
Ngọc Phi (TH)