Bảo trì tài sản trong sản xuất rời rạc

Theo thống kê gần đây, thời gian dừng máy không kế hoạch đã và đang gây lãng phí hàng tỷ đô la vào chi phí sản xuất hằng năm, Gần một nửa thời gian trong số này được dành ra để khắc phục các sự cố hỏng hóc thiết bị tài sản thông qua các chương trình bảo trì phản ứng (hư đâu sửa đấy). Để giải quyết tình trạng này đòi hỏi các nhà sản xuất cần tăng hiệu quả công tác quản lý bảo trì thiết bị, tài sản thông qua việc cải tiến cách thức kiểm soát tất cả các khía cạnh liên quan đến tài sản, thiết bị. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét các chiến lược bảo trì thường được sử dụng bởi các cơ sở sản xuất rời rạc và quy trình để giảm các hoạt động bảo trì ngoài kế hoạch nhằm cải thiện năng suất sản xuất. 

Bảo trì tài sản trong sản xuất rời rạc
  1. Sản xuất rời rạc (Discrete Manufacturing – có nơi còn gọi là sản xuất đơn)

Ngày nay hầu như mọi mặt hàng được bày bán trong các cửa hàng hiện nay đều là sản phẩm sản xuất rời rạc. Đó là quá trình sản xuất mà sản phẩm hoàn chỉnh là các mặt hàng riêng biệt có thể dễ dàng đếm số lượng hoặc nhìn thấy. Những sản phẩm Máy tính xách tay, máy bay, điện thoại thông minh là những ví dụ tiêu biểu.

Đặc trưng của sản xuất rời rạc là:

Sản xuất được tiến hành bởi những lệnh sản xuất riêng biệt Work Order.

Sản phẩm: Thay đổi thường xuyên

Quy trình: Phức tạp

Bán thành phẩm thường được tạm lưu kho trước khi chuyển qua giai đoạn khác.

Nguyên vật liệu tại các giai đoạn cần được tham chiếu đến từng lệnh sản xuất cụ thể khi cần xuất ra dùng cho sản xuất.

2. Đặc trưng của bảo trì tài sản trong môi trường sản xuất rời rạc

Hiện nay, Ngành công nghiệp sản xuất chế tạo luôn là một thành phần trụ cột thiết yếu trong nền kinh tế của phần lớn các quốc gia trên thế giới. Chỉ riêng ở Mỹ, ngành công nghiệp này đã giúp mang lại 2,33 nghìn tỷ đô trong năm 2018. Hầu hết các trang thiết bị tài sản được sử dụng trong lĩnh vực này đều được sản xuất riêng biệt và có giá thành đắt đỏ. Do đó bất kì một sự cố nào diễn ra cho một thiết bị cũng đem đến tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp. Chính nguyên nhân này đã khiến cho vai trò việc bảo trì trở nên cực kỳ quan trọng và góp phần đáng kể trong việc duy trì lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay lại có rất nhiều thách thức mà các nhà quản lý bảo trì tài sản doanh nghiệp gặp phải:

Dữ liệu về tài sản và bảo trì không đáng tin cậy.

Tồn kho vật tư phụ tùng không được quản lý và sắp xếp ngăn nắp.

Yêu cầu công việc quá tải

Sửa chữa liên tục, không kế hoạch gây nhiều tốn kém

Thiếu thốn ngân sách cho bảo trì sửa chữa.

Đó chính là một số trong vô vàn các thách thức mà nhà quản lý bảo trì phải vượt qua để thực hiện tốt công việc của mình. Vậy đâu là chìa khóa giúp giải thoát họ khỏi những vấn đề nan giải này ?

3. Bảo trì dự đoán

Đây là một phương pháp bảo trì tiên tiến và hiệu quả, trong đó các nhà quản lý bảo trì sẽ dự đoán tình trạng của các trang thiết bị, tài sản thông qua việc thực hiện giám sát tình trạng thiết bị liên tục. Mục tiêu cuối cùng của nhà quản lý bảo trì chính là đảm bảo công tác bảo trì hiệu quả, giảm thiểu chi phí sửa chữa bảo trì. Do đó, để làm được điều này, việc quan trọng nhất chính là phải thực hiện bảo trì tài sản kịp thời ngay trước khi hỏng hóc có thể xảy ra và khiến doanh nghiệp phải ngừng máy do hư hỏng đột xuất.

Thay vì việc chỉ ghi chép lại tình trạng thiết bị máy móc, bảo trì dự đoán cho phép nhà quản lý bảo trì có thể dự báo về tình trạng tài sản thiết bị trong tương lai. Chìa khóa cho sự đổi mới này chính là ở việc sử dụng kết hợp các thuật toán xử lý thông tin cùng việc đo đạc và ghi nhận chính xác thông tin về tình trạng trạng thiết bị tài sản. Từ đó giúp nhà quản lý đưa ra dự đoán về các điểm cần bảo trì trong tương lai.

Một nghiên cứu của 2 chuyên gia bảo trì Roland Berger, VDMA và Deutsche Messe AG cho thấy 81% các công ty sản xuất thành công hiện đang dành thời gian và nguồn lực cho bảo trì dự đoán, trong khi 40% đã tin rằng việc thành thạo bảo trì dự đoán sẽ đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai.

4. Chuyển đổi số

Ngày nay, Các công ty sản xuất đều biết rằng chuyển đổi số là điều cần thiết cho tăng trưởng lợi nhuận. Ngay cả trong lĩnh vực quản lý tài sản và bảo trì, chuyển đổi số cũng cho thấy là một chìa khóa hứa hẹn nhiều tiềm năng.

Với việc áp dụng chuyển đổi số, các thiết bị tài sản thông minh có thể tự thiết lập các lịch bảo trì của riêng mình hoặc thậm chí lên kế hoạch tự thay thế chúng vào đúng thời điểm để ngăn chặn các tốn kém phát sinh do ngừng máy.

Trong đó, vai trò của phần mềm quản lý tài sản và bảo trì máy móc CMMS sẽ giúp các tổ chức doanh nghiệp giảm thải được số lượng các bản sao dữ liệu cứng. Ngoài ra, với phần mềm quản lý tài sản và bảo trì máy móc CMMS hiệu quả còn tích hợp khả năng di động, cho phép các kỹ thuật viên có thể truy cập thông tin quản lý tài sản và bảo trì máy móc mọi lúc mọi nơi.

Đối với phụ tùng thay thế là rất cần thiết cho các hoạt động bảo trì, Phần mềm quản lý tài sản và bảo trì máy móc CMMS cũng cung cấp các tính năng giúp tự động hóa việc quản lý sử dụng, tồn kho và mua hàng. Phần mềm cũng giúp tích hợp việc quản lý phụ tùng vật tư bằng mã vạch, điều này sẽ giúp việc tra cứu thông tin vật tư phụ tùng diễn ra nhanh chóng hơn và ngăn chặn tối đa tình trạng thất thoát, sai lệch trong quản lý. Từ đó giúp giảm đáng kể lượng vật tư phụ tùng cần thiết phải tồn kho.