2 yếu tố công nghệ cải tiến quản lý sản xuất dệt may

Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD, tăng 10,5-11% so với năm 2021 đứng ở vị trí thứ 3 về xuất khẩu trên thị trường thế giới sau Trung Quốc, Bangladesh. Tuy nhiên 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng dệt may giảm 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này bắt nguồn từ ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine, hệ lụy từ thiệt hại do đại dịch Covid-19 cùng với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế thế giới, tình trạng lạm phát tăng cao tại một số quốc gia.

 

2 yếu tố công nghệ cải tiến quản lý sản xuất dệt may

Nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc trên thị trường toàn cầu giảm khiến các chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu điêu đứng. Ngành dệt may Việt Nam cũng không ngoại lệ, đơn hàng giảm, cạnh tranh với các đối thủ gia tăng, dự báo “điểm rơi” còn kéo dài, đòi hỏi doanh nghiệp cần chủ động vượt qua thách thức bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Để đạt được được đó, các nhà máy cần ứng dụng từng bước giải pháp quản lý sản xuất dệt may và chuỗi cung ứng thông minh để nắm bắt kịp thời xu hướng và sự thay đổi mãnh mẽ, năng động của thị trường.

 

 

Sự phát triển công nghệ trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra nhiều dự đoán về việc rô-bốt và tự động hóa sẽ thay thế công nhân, gây mất việc làm trong ngành công nghiệp dệt may. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn phù hợp vì đặc thù của ngành dệt may chính là sự thay đổi thường xuyên trong mẫu mã, chất liệu và thành phần sản phẩm. Việc áp dụng rô-bốt và tự động hoá chỉ thực sự hiệu quả khi sản xuất hàng loạt với mẫu mã cố định và lặp đi lặp lại. Vì vậy sẽ luôn cần có những người thợ lành nghề và khéo léo mới có thể đáp ứng được.

 

 

Thay vào đó, các doanh nghiệp dệt may cần tập trung “tăng năng suất lao động” bằng việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất dệt may, từng bước triển khai sản xuất thông minh chính là cơ hội và yêu cầu thiết yếu cho các nhà máy dệt may tại Việt Nam hiện nay.

 

 

Để thực hiện sản xuất thông minh, doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố giúp quản lý sản xuất dệt may sau:

 

Tăng cường sử dụng các cảm biến và các hệ thống thu thập dữ liệu sản xuất như Smart Track Andon: việc gắn cảm biến vào các thiết bị sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin về tình trạng hoạt động sản xuất theo thời gian thực, kịp thời phát hiện các lỗi và sự cố phát sinh. Các hệ thống giám sát sản xuất sẽ thể kết nối và lấy dữ liệu từ các cảm biến này để ghi nhận năng suất, tiêu hao vật tư, đo lường lưu lượng năng lượng tiêu thụ, phân tích chất lượng thành phẩm. Đồng thời cũng như có các nút bấm đơn giản cho phép nhân viên ghi nhận thông tin và thông báo khi có các yếu tố bất thường xuất hiện trong ca sản xuất.

 

 

Triển khai phần mềm ERP và SCM cho quản lý sản xuất dệt may: Xây dựng hệ thống phần mềm ERP và SCM for Garment chuyên dụng cho ngành dệt may sẽ giúp doanh nghiệp quản lý kế hoạch sản xuất, theo dõi tiến độ, nguyên vật liệu và tối ưu hóa chỉ số. Kết nối thông tin từ cảm biến để phân tích dữ liệu và đưa ra thông tin dự báo giúp nhà quản lý đánh giá nhanh tình trạng vận hành, năng suất, điểm lãng phí và tối ưu quy trình sản xuất để tăng năng suất hiệu quả.

 

 

Tổng kết

Với nền tảng và yêu cầu cấp thiết như hiện nay, ứng dụng “sản xuất thông minh” là xu thế tất yếu, đòi hỏi các doanh nghiệp ngành dệt may cần nắm bắt và thực hiện để đảm bảo nâng cao hiệu suất, giảm thiểu lãng phí, tối ưu nguồn lực cho sự phát triển bền vững.