Vai trò thiết yếu của bảo trì tài sản doanh nghiệp

 Có thể nói cơ sở hạ tầng và trang thiết bị tài sản đều là những nguồn lực to lớn giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh và phát triển trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Do đó để đảm bảo vị thế của mình, đòi hỏi các doanh nghiệp cần xác định rõ vai trò của công tác quản lý và bảo trì tài sản doanh nghiệp.

Vai trò thiết yếu của bảo trì tài sản doanh nghiệp

Các nhà quản lý cần hiểu được bản chất của bảo trì là gì ? Vai trò của bảo trì cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc có thực sự quan trọng và cần được sự quan tâm của ban lãnh đạo ?

1.     Bảo trì công nghiệp là gì ?

 Bảo trì (tiếng Anh: Maintenance)  là một thuật ngữ hết sức quen thuộc, tuy nhiên để hiểu rõ và đúng vai trò của bảo trì lại không phải là việc dễ dàng. Theo sự phát triển của nền công nghiệp toàn cầu, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm này. Nhưng nhìn chung, mọi định nghĩa đều thống nhất quan điểm:

Bảo trì hay bảo dưỡng là tất cả các hoạt động kỹ thuật nằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản ở trạng thái khỏe mạnh, đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn với hiệu suất hoạt động theo đúng định mức. Các hoạt động này rất đa dạng bao gồm: chăm sóc kỹ thuật, hiệu chỉnh, sửa chữa hỏng hóc, thay thế phụ tùng…

Vai trò của bảo trì không chỉ gói gọn trong quy mô nhà xưởng và thiết bị sản xuất công nghiệp,mà ngày nay bảo trì đã trở nên toàn diện bao phủ lên mọi tài sản, mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Từ trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạ tầng, mặt bằng trong phân xưởng sản xuất cho đến các thiết bị tại văn phòng, phương tiện vận chuyển hàng hóa…


2. Cách phân loại tài
sản bảo trì công nghiệp

Nếu được phân loại và mã hóa cụ thể từng loại tài sản sẽ giúp cho nhân viên bảo trì và nhà quản lý tài sản có thể cập nhật các thông tin về tình trạng, lịch sử bảo trì nhanh chóng và chính xác cho từng loại tài sản. Đồng thời dễ dàng tìm kiếm và truy cập các thông tin đó khi cần đến. Việc phân loại cũng giúp nhân viên bảo trì có thể tập trung chuyên môn vào từng loại công việc bảo trì cụ thể.

Song thực tế là các doanh nghiệp thường không quan tâm nhiều tới việc phân loại và mã hóa các đối tượng bảo trì do việc này thường không hiệu quả và rất phức tạp khi thực hiện chỉ với một hệ thống quản lý bảo trì tài sản thủ công. Sau khi tốn kém quá nhiều thời gian, nhân lực và chi phí để thực hiện, nhiều doanh nghiệp phát hiện ra hiệu suất bảo trì và năng suất công việc không tăng trưởng như mong đợi.

Thậm chí với nhiều doanh nghiệp lớn sở hữu một lượng tài sản khổng lồ và không ngừng gia tăng hằng năm thì việc mã hóa và quản lý tất cả chúng để bảo trì theo đúng kế hoạch lại càng trở nên bất cập nếu chỉ dựa vào sức người của nhân viên bảo trì.


3. Vai trò thiết yếu của bảo trì tài sản công nghiệp 

Những lợi ích to lớn mà bảo trì tài sản công nghiệp mang lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Gia tăng tuổi thọ cho  tài sản: Việc bảo trì định kỳ thường xuyên còn là yếu tố then chốt giúp gia tăng tuổi thọ tài sản, làm chậm lại quá trình xuống cấp do quá trình vận hành và các yếu tố môi trường tác động đến.
  • Duy trì trạng thái, hiệu suất vận hành cho tài sản: Nếu các tài sản được bảo trì bảo dưỡng đúng mức sẽ giúp chúng luôn sẵn sàng ở trạng thái tốt nhất. Đây là cơ sở giúp cho doanh nghiệp vận hành đạt hiệu quả, giảm thiểu chi phí phát sinh và đảm bảo việc cung cấp những sản phẩm hoăc dịch vụ  cho khách hàng luôn đạt chất lượng tốt nhất.

  • Đảm bảo an toàn, tiết kiệm năng lượng: Các trang thiết bị tài sản được bảo trì tốt, hoạt động ổn định cũng là một yếu tố giúp đảm bảo an toàn cho người vận hành, hạn chế các sự cố sản xuất, tai nạn lao động xảy ra do thiết bị hỏng hóc hoặc phát sinh sai sót. Đồng thời trang thiết bị máy móc hoạt động hiệu quả cũng góp phần giúp giảm thiểu hao phí năng lượng vận hành cho doanh nghiệp.

  • Tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận doanh nghiệp:  Theo khảo sát tại nhiều nước trên thế giới cho thấy cứ 1 USD chi cho bảo trì giám sát tài sản sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm trung bình được 5 USD nhờ không phải sửa chữa, gián đoạn công việc hoặc thay thế
    phụ tùng.  và với các doanh nghiệp ngành nhựa chi phí này có thể lên đến từ 10-20 USD.

4. Ví dụ minh chứng về tầm quan trọng của bảo trì tài sản công nghiệp

a. Câu chuyện Nhà máy Đạm Cà Mau

Vừa qua, Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) vừa được Nhà bản quyền công nghệ hàng đầu Haldor Topsoe công nhận thuộc top 10% các nhà máy có công suất cao toàn cầu năm 2020. Công suất nhà máy luôn duy trì ổn định ở mức kỷ lục 110%. Sau đợt tổng bảo trì vào năm 2019 cho đến khi thực hiện khảo sát của Haldor Topsoe, Đạm Cà Mau đã hoạt động liên tục và ổn định, không xảy ra bất kỳ sự cố nào gây mất sản lượng. Giám đốc Nhà máy – Ông Nguyễn Văn Tùng chia sẻ cứ một ngày mà nhà máy không hoạt động do hỏng hóc thì không có sản phẩm gây thiệt hại trung bình 15 tỷ/ngày, ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch lợi nhuận đến đời sống của CBCNV.


Được biết, công tác bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy Đạm Cà Mau năm 2019 với hơn 2500 hạng mục công việc bắt đầu ngày 5/9/2019 và hoàn thành ngày 21/9/2019. Nhà máy hoàn thành bảo dưỡng theo đúng 4 tiêu chí đặt ra: An toàn, chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Theo thống kê tổng chi phí mà Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau đã tiết giảm được nhờ bảo trì trong năm 2019 lên tới 20 tỷ đồng. Trước đó, đợt bảo dưỡng trong năm 2018 cũng công suất nhà máy tăng từ 106% lên 108%


b. Câu chuyện Nhà máy Nhiệt Điện Nhơn Trạch 2

Tháng 10/2017, CTCP Nhiệt Điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) đã hoàn tất đợt bảo dưỡng nhà máy định kỳ với mức chi phí là 173 tỷ đồng. Theo Tổng Giám đốc của NT2 cho biết: sau quá trình bảo dưỡng, công suất nhà máy đã gia tăng 24 MW, hiệu suất và độ khả dụng của NT2 đã tăng tương đương với các nhà máy điện mới xây dựng. Công ty đã ghi nhận sản lượng bán điện cao kỷ lục trong tháng 10 khi nhà máy điện đạt được công suất hoạt động tối đa nhờ quá trình bảo dưỡng.


c. Câu chuyện Nhà máy Đạm Ninh Bình

Theo thiết kế, thời gian chạy máy trung bình hằng năm của Nhà máy đạm Ninh Bình để bảo đảm công suất thiết kế 560.000 tấn urê/năm là 320 ngày. Nhưng kể từ khi đưa vào vận hành, sản xuất thời gian chạy máy của Nhà máy đạm Ninh Bình đều không đạt công suất thiết kế. Trong năm 2016, thời gian chạy máy của Nhà máy đạm Ninh Bình thấp kỷ lục, chỉ đạt 76 ngày, bằng 23,8% công suất thiết kế.


Nguyên nhân số ngày dừng chạy máy của Nhà máy đạm Ninh Bình cao là do sự cố hư hỏng đột xuất phải sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ. Tiêu biểu máy nén khí K1301 tại xưởng Khí hóa nhà máy đạm Ninh Bình xảy ra sự cố khiến nhà máy dừng hoạt động hoàn toàn từ 27/7/2016 -19/1/2017 để bảo trì. Theo thống kê chi phí thiệt hại trung bình 1 ngày ngừng sản xuất tại nhà máy đạt 7-8 tỉ đồng/ngày. Từ đó dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy đạm Ninh Bình thua lỗ kéo dài trong nhiều năm, thời gian dừng nghỉ máy để khắc phục sự cố, hỏng hóc nhiều. Lỗ lũy kế của nhà máy đến 31-12-2018 hơn 4.900 tỉ đồng.


4.Tối ưu hóa bảo trì tài sản công nghiệp

Từ những dẫn chứng thực tế trên, có thể thấy rằng bảo trì có sự ảnh hưởng vô cùng to lớn đến lợi nhuận và sự phát triển của doanh nghiệp.  

Nếu như trước đây các doanh nghiệp luôn phải đau đầu trong việc tìm kiếm một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả bảo trì tài sản thì vài năm trở lại đây, với sự phát triển của phần mềm quản lý bảo trì CMMS Ecomaint đã giúp các doanh nghiệp thực hiện được điều đó một cách khoa học và dễ dàng hơn rất nhiều.

Phần mềm quản lý bảo trì CMMS Ecomaint là một giải pháp phần mềm quản lý toàn diện công tác bảo trì tài sản, giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả công tác bảo trì và giảm thiểu đáng kể những sai sót rủi ro do và các hạn chế của việc quản lý bảo trì thủ công.


Với giải pháp CMMS Ecomaint sẽ giúp doanh nghiệp đạt những mục tiêu bảo trì sau:

  • Tự động hóa công tác quản lý bảo trì
  • Thu thập, lưu trữ và hệ thống hóa các dữ liệu vận hành, bảo trì của tài sản
  • Giảm nguồn lực, thời gian, chi phí cần thiết cho công tác bảo trì
  • Tính toán được độ tin cậy, hiệu suất OEE và tối ưu hóa các hoạt động bảo trì.
  • Giảm hỏng hóc, giảm thời gian ngừng máy do hỏng hóc
  • Phân tích nguyên nhân gốc rễ các hỏng hóc phát sinh.
  • Xác định hậu quả các hư hỏng, thống kê thiệt hại của ngừng máy
  • Phân tích, cải tiến chiến lược bảo trì dựa trên các hệ thống báo cáo biểu đồ trực quan
  • Lập kế hoạch bảo trì tự động
  • Xác định tỷ lệ từng loại hư hỏng dựa theo thời gian ngừng máy.
  • Quản lý tồn kho vật tư tối thiểu và tối ưu
  • Lựa chọn nhà cung cấp vật tư và dịch vụ bảo trì tối ưu
  • Lưu trữ một cách hệ thống toàn bộ lịch sử bảo trì
  • Tính toán được hiệu quả công tác bảo trì
  • Hỗ trợ việc ra quyết định bảo trì chính xác và kịp thời

Với Phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS Ecomaint, các doanh nghiệp đã có thể dễ dàng thực hiện công tác bảo trì nhằm đạt được mục tiêu trên với một ngân sách tiết kiệm tối ưu nhất.