Hệ thống ERP được ví như xương sống trong hoạt động điều hành quản lý của doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và trong tất cả các ngành. Vậy ERP là gì? Hãy cùng Vietsoft tìm hiểu sâu hơn về sự hình thành của ERP, nguyên tắc hoạt động của ERP và lợi ích phần mềm ERP mang lại cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
1. Sự hình thành của hệ thống ERP
Trước tiên chúng ta cùng nhìn lại sơ về lịch sử của hệ thống ERP một chút. Thuật ngữ ERP được phát minh bởi Gartner, các kỹ sư phần mềm đã tạo ra các phần mềm ứng dụng để quản lý hàng tồn kho, đối chiếu các khoản dư. Có thể nói ERP được ra đời nhờ sự phát triển từ một ứng dụng lập kế hoạch nguồn lực sản xuất (MRP) và sản xuất tích hợp máy tính (CIM) và phát triển một cách toàn diện thành hệ thống ERP;
Đến khoảng giữa những năm 1990, ERP đã được áp dụng cho hầu hết các mảng của một doanh nghiệp chứ không chỉ được dùng cho bên sản xuất. Các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ cũng bắt đầu ứng dụng ERP. Tới khoảng năm 2000, thuật ngữ “ERP II” xuất hiện và được dùng để chỉ những phần mềm ERP có khả năng dùng giao diện web để truy cập và sử dụng. ERP II cho phép không chỉ bản thân công ty mà cả khách hàng và các đối tác trong dây chuyền cung ứng cũng có thể xem được thông tin. Hay nói cách khác, thế hệ ERP mới này hỗ trợ việc hợp tác giữa các công ty với nhau chứ không chỉ quản lý nội bộ nữa.
Sau này khi tất cả các công ty đa quốc gia và đại đa số cáccông ty khác (tại các nước phát triển) đều đã triển khai phần mềm ERP. Trong các hệ thống phần mềm quản lý thì phần mềm ERP là quan trọng nhất, đó là xương sống của mọi hệ thống quản lý trong các công ty hoạt động hiệu quả hiện nay trên thế giới. Tất cả các công ty đa quốc gia hiện nay sẽ ngừng hoạt động ngay nếu hệ thống ERP của họ bị trục trặc, vì bằng cách thủ công, công ty không thể kiểm soát được hàng trăm chi nhánh và hàng triệu giao dịch diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới. Với các công ty tầm cỡ nhỏ hơn, giải pháp ERP cũng là công cụ chính để họ tăng hiệu quả quản lý.
2. ERP là gì?
Vậy chính xác ERP là gì? ERP được viết tắt bởi Enterprise Resource Planning – được hiểu là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hiểu đơn giản thì hệ thống ERP là được dùng để quản lý mọi hoạt động trong doanh nghiệp hay tổ chức. Hãy suy nghĩ về tất cả các phần mềm cốt lõi cần thiết để quản lý và hoạt động trong một công ty: tài chính kế toán, nhân sự, sản xuất, chuỗi cung ứng, dịch vụ, bán hàng…Các phần mềm này có thường hoạt động độc lập, không có sự liên kết. Với giải pháp ERP sẽ tích hợp các phần mềm cần thiết này vào một hệ thống duy nhất. Thay vì sử dụng các phần mềm rời rạc, riêng lẻ cho từng bộ phận và các dữ liệu không có tính liên kết và kế thừa thì hệ thống ERP sẽ tích hợp tất cả trên MỘT PHẦN MỀM DUY NHẤT và các số liệu sẽ được kế thừa, tạo ra các báo cáo tổng quan về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Người quản lý thông qua phần mềm ERP có thể nắm bắt được hoạt động của mọi phòng ban, doanh thu lãi lỗ…dễ dàng thông qua các thiết bị kết nối Internet.
3. Các thành phần trong hệ thống ERP
- Các hệ thống ERP có tính liên kết cơ sở dữ liệu trên cùng hệ thống. Thay vì một số cơ sở dữ liệu độc lập với kho dữ liệu vô tận không có tính kết nối các hệ thống ERP kết nối dữ liệu. Với kho lưu trữ dữ liệu an toàn và tập trung, mọi người trong tổ chức có thể tự tin rằng dữ liệu là chính xác, cập nhật và hoàn chỉnh. Bên cạnh đó là các hệ thống cung cấp các báo cáo phân tích chuyên sâu, về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Các module chức năng thường có trong một hệ thống ERP bao gồm:
Kế toán và tài chính
- General Ledger
- Tài khoản phải trả
- Những tài khoản có thể nhận được
- Tạp chí chung
- Số dư dùng thử và Báo cáo tài chính
- Điều chỉnh ngân hàng
- Quản lý tiền mặt và dự báo
- Ngân sách
Sản xuất và phân phối
- Mua, theo dõi và bán hàng, lô hàng tồn kho
- Theo dõi bởi số Lot và Serial
- Theo dõi kiểm tra chất lượng
- Chức năng quản lý kho
- Theo dõi giao hàng, điều phối giao hàng
- Theo dõi lao động, chi phí đầu tư và chi phí sản xuất khác
- Cung cấp tổng chi phí sản xuất
Bán hàng
- Tạo đơn đặt hàng
- Xử lý đơn đặt hàng
- Xử lý đơn đặt hàng
- Bán hàng trực tuyến
Quản lý dịch vụ
- Theo dõi và giám sát dịch vụ hậu mãi cho các sản phẩm trong lĩnh vực này
- Bảo hành
- Hợp đồng dịch vụ
- Quản lý quan hệ khách hảng
4. Vai trò của ERP với doanh nghiệp ?
Như hiện nay chúng ta thấy; Thông thường ở trong các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, mỗi phòng ban người ta sẽ dùng một loại phần mềm khác nhau. Khi dùng từng phần mềm riêng lẻ như cách truyền thống, việc kết nối các dữ liệu với nhau rất khó, nhất là khi khối lượng dữ liệu lớn hoặc các phần mềm của từng phòng ban không tương thích với nhau, thế nên sự phối hợp giữa nhiều
bộ phận của một công ty trở nên khó khăn, tốn kém, mất thời gian.
Còn với Hệ thống ERP nó có thể tích hợp thông tin từ tất cả các phòng ban và chức năng trên một doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất có thể phục vụ nhu cầu riêng lẻ và đa dạng của các phòng ban khác nhau. Nó phục vụ cho nhu cầu về nhân sự, tài chính, nhà kho, cung ứng và bất kỳ bộ phận khác nhau mà quá trình kinh doanh cần phải có. Mặc dù mọi bộ phận trong bất kỳ công
ty nào đều có phần mềm được tối ưu hóa và đáp ứng nhu cầu của bộ phận cụ thể đó, nhưng ERP có vai trò tổng hợp đầy đủ và cung cấp thông tin mà một hệ thống của một bộ phận cụ thể không thể làm được. ERP có thể được xem là cầu nối trong việc cung cấp thông tin và các quá trình tích hợp các chức năng nâng cao một cách hiệu quả nhất của tất cả các hoạt động. Triển khai ERP chắc chắn sẽ làm thay đổi lớn đối với hầu hết các tổ chức và với một khoảng đầu tư không hề nhỏ.
Tuy nhiên, khi triển khai hệ thống ERP doanh nghiệp sẽ thấy được hiệu quả tất
thì thông qua các kết quả mà ERP có thể mang lại cho doanh nghiệp mình như tăng
năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Và một điều đặc biệt ở các mô hình kinh doanh lớn như các tập đoàn thì việc sử dụng Hệ thống ERP sẽ giúp cho việc quản trị các công ty con với nhiều lĩnh vực khác nhau một cách dễ dàng hơn. Vì ERP không chỉ đơn thuần là một hệ thống độc lập của một công ty mà nó có thể kết nối nhiều dữ liệu của nhiều công ty khác nhau của một tập đoàn hoặc cải thiện sự cần thiết của việc chia sẻ thông tin B2B hiện nay.
Sưu tầm internet