Hiện nay, may mặc là một ngành nghề rất phát triển ở nước ta, vì vậy việc áp dụng công nghệ vào các nhà máy sản xuất may mặc để tự động hóa quy trình cũng như nâng cao hiệu suất là điều rất quan trọng. Giải pháp phần mềm ERP ra đời, giúp quản lý tổng thể một doanh nghiệp may mặc chắc chắn là sự lựa chọn không thể tốt hơn giúp các doanh nghiệp may mặc Việt Nam tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh, mở rông thị trường và hội nhập với các doanh nghiệp may mặc trên thế giới.
1. Các tiêu chí mà một phần mềm ERP cho ngành dệt may cần có
Thứ nhất, giải pháp đưa ra cần quản lý thành hệ thống thông tin thống nhất trong toàn bộ công ty bao gồm tất cả các phòng ban chức năng, các xí nghiệp thành viên, các xưởng sản xuất…Hệ thống đó sẽ chia sẻ dữ liệu quy trình sản xuất kinh doanh cho toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp đồng thời cung cấp thông tin nhất quán, kịp thời cho quá trình ra quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, giải pháp phải đảm bảo tính tự động hoá cao, tích hợp được quy trình sản xuất kinh doanh tối ưu. Giải pháp cần tích hợp các công nghệ đặc thù của ngành may như tích hợp với hệ thống CAD/CAM: Đặc điểm của dệt may là ứng dụng hệ thống CAD/CAM trong thiết kế mẫu mã. Việc tích hợp giữa hai hệ thống CAD/CAM và ERP sẽ mang lại hiệu quả cao. Các kết quả mang lại có thể giúp tính toán giá thành thiết kế ngay từ khi sản phẩm còn trên bản vẽ. Từng chi tiết của sản phẩm ứng với màu, chất liệu vải, nếp gấp… được tính toán tự động trên phần mềm thiết kế sẽ được cập nhật vào suất tiêu hao nguyên phụ liệu trong BOM của hệ thống ERP kết hợp với tập hợp chi phí thực gần nhất để tính giá thành thiết kế. Số liệu giá thành này được cập nhật ngược lại phòng thiết kế để giúp bộ phận này có thêm chỉ tiêu giá thành khi thiết kế sản phẩm. Việc kết nối này cũng cho phép cán bộ kinh doanh tính toán nhanh chi tiết giá thành chào hàng trong quá trình đàm phán chuẩn bị nhận đơn hàng gia công mới.
Thứ ba, giải pháp cần có tính linh hoạt và tính mở rất cao. Đặc thù của ngành may tính đa dạng trong mẫu mã kích cỡ chủng loại đơn hàng, sản phẩm và thường ít lặp lại nên là một cản trở lớn cho thiết kế giải pháp ERP trong quản lý sản xuất, nguyên vật liệu,…Quản lý nguyên phụ liệu dệt may rất đa dạng và phức tạp. Ngoài size, cỡ, màu, doanh nghiệp còn phải quản lý theo các tiêu thức khác như mẫu mã, hoa văn trên sản phẩm, các cách phối màu, độ co dãn của vải, độ dài của sợi bông… Do vậy, hệ thống quản lý phải linh hoạt để đáp ứng được các phân tích về tồn kho phục vụ sản suất cũng như bán hàng. Đồng thời hệ thống cần linh hoạt trong tối ưu quy trình thiết kế, quy trình sản xuất, thống kê được năng lực sản xuất, năng lực máy móc, tiêu hao nguyên phụ liệu, nhân công để luôn đảm bảo tiến độ, chất lượng và yêu cầu cho các đơn hàng. Hệ thống đòi hỏi tính mở cao vì tốc độ phát triển của doanh nghiệp may là khá lớn cộng với những thay đổi do môi trường tác động đòi hỏi hệ thống phải tương thích đáp ứng.
Ngoài ra, tích hợp CAD/CAM, đồng thời ứng dụng công nghệ quét sản phẩm, sẽ cho phép hệ thống ERP cập nhật trực tuyến các công việc đã hoàn thành trên từng công đoạn, từ đó hỗ trợ điều độ sản xuất phân xưởng chính xác. Đây cũng là một điểm nóng của các DN dệt may nhằm tăng hiệu quả điều hành sản xuất, cũng như giúp có thông tin cho bài toán lương khi điều động nhân công trên dây chuyền may.
Thứ tư, tốc độ xử lý và nhập liệu phải nhanh: Trong dệt may, do số lượng danh điểm trong quản lý sản xuất là rất lớn và cần lưu trữ để phục vụ phân tích thống kê nên việc quản lý danh điểm ngoài yêu cầu đáp ứng theo dõi nguyên phụ liệu, phải đảm bảo tốc độ xử lý, thời gian nhập liệu nhanh, thuận tiện trong kiểm soát danh điểm. Đây là một trong những yếu tố quyết định hệ thống ERP dùng được hay không cho ngành dệt may.
Thứ năm, giải pháp ERP đề ra phải giải quyết được tối ưu các bài toán chức năng quản lý như: bảo hiểm y tế, tính lương, thưởng, quản lý sản xuất, đóng thùng, cân đối đồng bộ vật tư, giá thành sản phẩm theo từng công đoạn và chi tiết theo nhiều khoản mục, tồn kho, công nợ, kế hoạch, quản lý tiến độ dự án công việc, tối ưu hoá năng lực máy móc, năng lực nhân công sản xuất,quản lý hệ thống phân phối, quan hệ khách hàng… Các bài toán quản lý chức năng riêng lẻ phải được giải quyết hoàn thiện nhất trong bối cảnh thống nhất đồng bộ chung của toàn hệ thống.
2. Mô hình tổng quan cho ERP ngày may
3. Các module trong ERP cho ngành Dệt May
· Quản lý sản xuất
· Quản lý bán hàng
· Quản lý mua hàng
· Quản lý khách hàng
· Quản lý hàng tồn kho
· Quản lý tài chính kế toán
· Quản lý nhân sự tiền lương
· Quản lý hợp nhất (đối với Tập Đoàn)
4. Các chức năng của phần mềm ERP cho sản xuất may mặc
Quản lý thông tin nhà cung cấp và thông tin khách hàng
- Quản lý thông tin chi tiết các nhà cung cấp và khách hàng
- Chức năng tìm kiếm nhanh bằng các thông tin như tên, số điện thoại, email,…
- Tích hợp hệ thống tổng đài VOIP, SMS brand name,…
Quản lý đơn hàng
- Quản lý quá trình làm việc nhận đơn đặt hàng từ khách hàng.
- Tính toán năng lực sản xuất, quyết định có nhận được đơn đặt hàng không.
- Ước tính giá thành sản xuất sản phẩm.
- Xem lịch sử giao dịch của đơn hàng mua NPL trước đây.
- Xem số liệu NPL tồn kho để có quyết định mua phù hợp.
- Quản lý quá trình bán hàng.
- Quản lý lỗ/lãi theo hợp đồng, mã hàng.
Quản lý thu mua
- Tiếp nhận mua hàng từ các phòng ban.
- Lập đơn hàng gửi nhà cung cấp.
- Quản lý tồn kho vật tư.
- Quản lý quá trình giao hàng của nhà cung cấp.
- Quản lý công nợ phải trả.
Kỹ thuật:
- Xác định đơn vị và quy tắc chuyển đổi
- Xác định các mặt hàng và chi tiết kĩ thuật
- Xác định chi phí nguyên vật liệu của mỗi mặt hàng
- Kế hoạch vật liệu cần thiết
- Xác định kế hoạch sản xuất
- Thực hiện BOM cho kế hoạch và tạo ra yêu cầu
- Tạo MRP vào bất kỳ khoảng thời gian nào và đưa ra tiêu chuẩn mua hàng
Quản lý Mua hàng
- Xác định điều khoản thanh toán và điều khoản tiêu chuẩn mua hàng
- Xác định nguyên tắc thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt cho từng mặt hàng (nếu có)
- Tạo danh mục các nhà cung cấp từng mặt hàng
- Gửi yêu cầu báo giá tới các nhà cung cấp
- Nhập giá được báo và phân tích so sánh
- Xác nhận giá sẽ mua
- Tạo đơn hàng dựa trên nhu cầu mua hàng trên mạng
- Tạm dừng, hủy bỏ việc đặt hàng (nếu cần)
- Tạo lịch giao hàng
- Sửa đổi đơn hàng (nếu cần thiết)
- Theo dõi toàn bộ lịch sử sửa đổi
- Đánh giá hiệu quả nhà cung cấp
Quản lý lệnh sản xuất
- Tiếp nhận yêu cầu sản xuất từ phòng kinh doanh.
- Lập lệnh sản xuất theo yêu cầu sản xuất.
- Lập định mức tiêu hao.
- Tính tiêu hao vật tư theo từng lệnh.
- Kiểm kê sản phẩm và thống kê sản lượng hoàn thành theo từng công đoạn sản xuất.
Kiểm soát tiến độ sản xuất.
- Kiểm soát chất lượng và tiến độ sản xuất
- Xác định rõ quy định kiểm soát chất lượng cụ thể cho từng mặt hàng.
- Kiểm tra mỗi mặt hàng, lô hàng để phân tích và in nhiều bản mẫu.
- Cập nhật và so sánh với tiêu chuẩn để chấp thuận hay loại bỏ nguyên vật liệu đó.
- In giấy chứng nhận kiểm tra.
- Theo dõi việc nhập hàng của nhà cung cấp.
Kiểm kê hàng thành phẩm
- Quản lý tất cả dữ liệu giao dịch trên phần mềm.
- Theo dõi các đợt chuyển hàng với chi tiết ngày sản xuất và ngày đến hạn.
- In báo cáo hàng trong kho.
- In phiếu vào kho với mỗi mặt hàng.
Kiểm soát hàng tồn kho
- Nhập tất cả dữ liệu giao dịch trên mạng
- Theo dõi tất cả nguyên vật liệu bằng Mã số đợt/Mã số lô
- Tạo sổ kể toán ghi nhận hàng hóa xuất nhập kho ngay lập tức
- Ước tính giá trị hàng trong kho dựa trên một vài phương pháp phổ biến
- Tạo các bảng báo cáo phân tích (ABC, XYZ, FSN, VED)
Kiểm soát chất lượng:
- Xác định rõ quy định kiểm soát chất lượng cụ thể cho từng mặt hàng
- Truy cập GRNs awaiting Q.C trực tuyến
- Truy cập dự báo thử nghiệm sản phẩm
- Tạo Q.C đăng ký cho mỗi mặt hàng/lô để phân tích và in nhiều bản mẫu
- Cập nhật kết quả trực tuyến và so sánh với tiêu chuẩn để chấp thuận hay loại bỏ nguyên vật liệu đó
- In giấy chứng nhận kiểm tra
- Đăng số lượng chấp nhận/loại bỏ lên sổ kế toán trực tuyến
- Theo dõi việc từ chối nhập hàng bởi nhà cung cấp
Hệ thống báo cáo
- Báo cáo doanh thu trong một khoảng thời gian nhất định
- Báo cáo chi phí trong một khoảng thời gian nhất định
- Báo cáo hàng tồn kho
- Báo cáo thực tế sản xuất
- Các báo cáo khác mà khách hàng yêu cầu
5. Vai trò của ERP với doanh nghiệp ngành dệt may
Giải pháp ERP ccho ngành dệt may tích hợp các quy trình kinh doanh liên quan đến 8 lĩnh vực quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất: nguyên liệu thô, tài chính, tiền lương, nhà kho, chất lượng, bán hàng và bảo trì máy móc.
Ngày càng nhiều các chủ doanh nghiệp dệt may tin rằng CNTT không chỉ đơn thuần là “cần thiết” mà phải là “không thể thiếu được” trong quá trình hoạt động. Hơn 85% ngành dệt may hiện nay là các đơn vị kinh doanh nhỏ và có xu hướng sử dụng cơ sở hạ tầng liên quan đến CNTT.
Giám sát chất lượng trực tuyến giúp cắt giảm chi phí một cách đáng kể. Sử dụng ERP giúp quản lý hiệu quả chi phí trong quá trình hoạt động. Các đơn hàng sản phẩm ngày càng phức tạp và trình tự xử lý kéo dài khiến cho nhu cầu về cơ sở hạ tầng CNTT tăng mạnh. Trong các nhà máy lớn (kéo sợi, dệt, may mặc, bán lẻ), cơ sở hạ tầng CNTT là yếu tố không thể thiếu.
Giải pháp ERP giúp doanh nghiệp ngành dệt may quản lý những chức năng chính như lập kế hoạch sản phẩm, nhập hàng về, lưu trữ hàng tồn kho, tương tác với nhà cung cấp, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và theo dõi đơn đặt hàng. Một khi nhà máy được trang bị ERP, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Với ERP, các quản lý cấp cao sẽ nhận thấy được sự phát triển khác nhau tại các đơn vị kinh doanh, nhờ đó sử dụng nguồn lực tốt hơn. CNTT giúp giảm tối thiểu hàng tồn kho và tối đa hóa sản phẩm đầu ra. ERP chỉ đơn giản truy cập thẳng tới dữ liệu và bí quyết của nhiều giai đoạn sản xuất chính là ở điểm này.
Sưu tầm internet