Chi phí triển khai phần mềm ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nếu bạn đang tìm hiểu về phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ ERP, chắc chắn bạn sẽ băn khoăn một câu hỏi lớn: “Với những lợi ích như vậy thì chi phí triển khai là bao nhiêu?” Đây là một câu hỏi phổ biến, nhưng tiếc là không có cách nào để trả lời chính xác cho câu hỏi đó, ngay cả khi bạn đặt ra câu hỏi này với nhà cung ứng.

Để có thể tính toán được tổng chi phí của một phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà cung ứng cần một thời gian tìm hiểu, đánh giá cẩn thận về các nhu cầu, quy mô của doanh nghiệp khách hàng. Mỗi yêu cầu của bạn, phạm vi sử dụng của bạn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định giá hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, là chủ doanh nghiệp, bạn có thể tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của ERP để từ đó có được những kiến thức tổng quát nhất để lựa chọn chính xác các yêu cầu đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn mà vẫn đảm bảo chi phí ở mức doanh nghiệp có thể chi trả được.

Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến giá thành triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ ERP:

 

1. Loại hình doanh nghiệp và số lượng người dùng

Hầu hết các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ được định giá dựa trên số lượng người dùng. Cụ thể là số lượng người dùng sử dụng hệ thống cùng lúc và mức độ truy cập được yêu cầu của mỗi người trong thời gian đó.

Với mỗi người dùng, mức độ chi phí sẽ dao động từ khoảng 1500$ – 4000$. Bên cạnh số người dùng thì loại hình doanh nghiệp là yếu tố quan trọng thứ 2 để tính toán chi phí của phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại sao lại như vậy? Bởi vì loại hình doanh nghiệp sẽ quyết định số mô-đun chính mà doanh nghiệp sử dụng. Một doanh nghiệp nhỏ có thể sẽ không cần một số mô-đun và các mô-đun cũng sẽ không quá phức tạp như một công ty đa quốc gia.
 
Hầu hết các hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi lĩnh vực đều sẽ sở hữu các mô-đun chính như: quản lý hệ thống tài chính – kế toán, quản trị nhân lực, quản trị bán hàng, quản trị chăm sóc khách hàng,…
 
Điều quan trọng là bạn phải tự đánh giá đúng các nhu cầu của chính doanh nghiệp của mình. Việc từ chối mua các mô-đun không quá cần thiết sẽ giúp bạn giảm thiểu được chi phí tối đa.
 
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp cũng sẽ xem xét số lượng mô-đun mà doanh nghiệp bạn mong muốn. Giá thành 1 mô đun có thể sẽ có sự khác biệt nếu doanh nghiệp của bạn chỉ sử dụng 2-3 mô – đun thay vì trên 5 mô-đun. Điều này cũng tương tự như việc bạn mua một sản phẩm số lượng nhiều và được giảm giá vậy.

2. Phần mềm bổ sung của bên thứ 3

Nhiều nhà cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tích hợp giữa phần mềm của họ và một số phần mềm từ các công ty khác để tăng cường các chức năng hoặc tăng thêm giá trị cho hệ thống ERP.
 
Các phần mềm bổ sung của bên thứ 3 có thể chiếm từ 10-15% trong tổng chi phí doanh nghiệp của bạn phải chi trả cho việc mua và triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp.

3. Chi phí triển khai hệ thống
Bạn cần phải đánh giá và cân nhắc cẩn thận về khoản chi phí này. Thay vì sử dụng toàn bộ nguồn lực bên ngoài đến từ nhà cung ứng thì doanh nghiệp có thể tự tìm kiếm các nhân sự hỗ trợ triển khai trong chính nội bộ doanh nghiệp của mình.
 
Khi chủ doanh nghiệp tiếp cận với một hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp thì nhà cung ứng sẽ cung cấp cho bạn 3 lựa chọn:
  • Cung cấp trọn gói triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp
  • Cung cấp dịch vụ tư  vấn triển khai từ bên thứ 3
  • Chỉ bán phần mềm và doanh nghiệp tự tìm kiếm đơn vị triển khai
Tuy nhiên, thông thường, doanh nghiệp sẽ khuyến khích bạn lựa chọn phương án đầu tiên. Điều này cũng khá hợp lý, bởi vì bạn và nhà cung cấp đã làm việc với nhau từ đầu, thấu hiểu nhu cầu của nhau, quá trình triển khai sẽ mất ít thời gian hơn.
 
Chi phí triển khai thường bao gồm: lập kế hoạch, xây dựng hệ thống, cấu hình và chuyển đổi hệ thống.
 
Nếu doanh nghiệp của bạn có nhân sự hiểu về hệ thống, bạn có thể tận dụng. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí triển khai từ nhà cung cấp. Tuy nhiên, bạn sẽ phải quản lý chính những nhân sự đó, điều này có thể làm tốn kém rất nhiều thời gian của bạn. Một phương án khác là kết hợp nguồn nhân sự của cả hai bên để hỗ trợ nhau.
4. Cách lựa chọn nhà cung cấp phần mềm bảo trì thiết bị

Để chọn được nhà cung cấp phần mềm bảo trì thiết bị uy tín, doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố sau:
– Nhà cung cấp phần mềm bảo trì thiết bị đã có kinh nghiệm bao nhiêu năm?
– Các doanh nghiệp mà nhà cung cấp ấy đã triển khai phần mềm có đa dạng không? Có công ty nào cùng ngành với tổ chức mình hay không?
– Doanh nghiệp khác nói gì về nhà cung cấp phần mềm bảo trì thiết bị này?
– Doanh nghiệp có khả năng chi trả đơn giá triển khai phần mềm bảo trì thiết bị?
– Khả năng bảo mật thông tin của phần mềm quản lý bảo trì thiết bị được cung cấp
– Các case study triển khai thành công của nhà cung ứng dịch vụ phần mềm quản lý bảo trì thiết bị
– Trong quá trình tư vấn, nhà cung cấp có chỉ ra cho bạn những lợi thế và khó khăn trong quá trình triển khai, giúp doanh nghiệp của bạn đánh giá, phân tích cũng như đề xuất những giải pháp hợp lý không?

5. Thời điểm nào doanh nghiệp nên triển khai phần mềm bảo trì thiết bị?

1. Khi máy móc, thiết bị hoạt động không ổn định

Máy móc hoạt động không ổn định, hư hỏng sẽ mất nhiều thời gian sửa chữa và tiêu tốn rất nhiều tiền đồng thời khiến các công việc bị đình trệ gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp cần tính toán thời gian bảo trì thiết bị

Thời gian bảo trì được tính toán thủ công vẫn có thể bị sai lệch và còn khiến doanh nghiệp lãng phí nguồn nhân lực. Với phần mềm bảo trì thiết bị, doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa các đầu việc thủ công để có thêm thời gian đầu tư cho công việc.

3. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sử dụng máy móc

Các doanh nghiệp hay sử dụng máy móc đóng vai trò quan trọng thuộc các ngành: sản xuất, khai thác khoáng sản, hàng hải,… là các doanh nghiệp sử dụng nhiều máy móc trong quá trình vận hành. Vì vậy, những doanh nghiệp này cần phần mềm bảo trì thiết bị để đảm bảo máy móc hoạt động hiệu quả tránh ảnh hưởng xấu đến công tác sản xuất.

4. Doanh nghiệp cần tối đa hóa năng suất làm việc của máy móc

Phần mềm bảo trì thiết bị sẽ giúp nâng cao năng suất làm việc của máy móc, giúp doanh nghiệp kiểm soát quy trình, chất lượng, tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa, gia tăng sản lượng.

6. Vì sao doanh nghiệp triển khai phần mềm bảo trì thiết bị thất bại?
  • Không phân tích kỹ thực trạng của doanh nghiệp trước khi triển khai
  • Tiếp cận không đúng các nhu cầu cần thiết
  • Lập các kế hoạch triển khai phần mềm bảo trì thiết bị không đúng hoặc không hợp lý
  • Thời điểm triển khai không phù hợp
  • Không có sự cam kết hỗ trợ của ban quản lý
  • Tùy chỉnh không cần thiết
  • Lựa chọn nhà cung cấp phần mềm bảo trì thiết bị không phù hợp
  • Không có cuộc họp nội bộ trao đổi về quá trình triển khai phần mềm cũng như xác định rõ vai trò của các thành viên trong doanh nghiệp
  • Quá trình đào tạo không hiệu quả
  • Chưa xác định trước các khó khăn phải đối mặt
  • Các nhân viên không hợp tác trong quá trình triển khai phần mềm
  • Chưa chuẩn bị đủ tài chính để chi trả cho quá trình triển khai phần mềm bảo trì thiết bị
  • Chưa xây dựng các phương pháp đo lường, đánh giá hiệu quả trong từng giai đoạn sau triển khai
7. Phần mềm bảo trì thiết bị được tin dùng hiện nay?

Nếu doanh nghiệp đang cần tìm kiếm một phần mềm bảo trì thiết bị toàn diện (quản lý thiết bị, quản lý bảo trì, quản lý kho vật tư phụ tùng,…) phần mềm bảo trì thiết bị CMMS EcoMaint của Vietsoft là một trong những lựa chọn đáng tin cậy. Đây là một trong những giải pháp phần mềm bảo trì thiết bị uy tín tại thị trường Việt Nam được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tin dùng.
Là một đơn vị chuyên tư vấn và triển khai các giải pháp phần mềm quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP), giải pháp CMMS Ecomaint của Vietsoft có khả năng tích hợp các phần mềm kế toán, CRM – chăm sóc, quản lý thông tin khách hàng, các hệ thống quét in mã vạch barcode, quản lý nhân sự,…
Phần mềm bảo trì thiết bị ICMMS mang lại lợi ích như:

  • Tối thiểu hóa số thiết bị và chi phí sửa chữa
  • Tối đa hóa độ tin cậy của thiết bị
  • Tối đa hóa độ tin cậy của thiết bị
  • Tăng hiệu quả thiết bị, vòng đời và khả năng sử dụng
  • Nâng cao năng suất lao động
  • Chi phí đầu tứ được giảm bớt
  • Thời gian ngừng thiết bị được giảm đi
  • Tăng khả năng sử dụng thiết bị và nhân lực
  • Tối ưu hóa hiệu quả bảo trì tổng cộng
  • Tăng khả năng an toàn
  • Tối đa hóa ROI (suất thu hồi vốn)
  • Chất lượng sản phẩm được nâng cao
  • Kiểm tra yêu cầu công việc dễ dàng và nhanh chóng
  • Kiểm soát tồn kho và mua sắm thiết bị
  • Chẩn đoán rõ ràng với hồ sơ dữ liệu cũ
  • Bảm đảo tiêu chuẩn an toàn và sức khoẻ

Không chỉ vậy, ưu thế của Vietsoft còn đến từ đội ngũ chuyên gia tư vấn, triển khai kỹ thuật với nhiều năm kinh nghiệm về phần mềm bảo trì thiết bị, am hiểu cặn kẽ về công tác bảo trì tại doanh nghiệp.

Máy móc thiết bị là tư liệu quan trọng của quá trình sản xuất. Nếu các máy móc thiết bị hoạt động không tốt sẽ gây ra các thiệt hại đáng kể, ngoài chi phí trực tiếp cho sửa chữa do hư hỏng đột xuất còn có các thiệt hại như giảm sản phẩm, lợi nhuận, tăng hao phí nguyên vật liệu – năng lượng, giảm tuổi thọ máy móc thiết bị, tăng vốn đầu tư thiết bị …làm giảm uy tín với khác hàng, mất khách hàng do giao hàng trễ.

Với phần mềm quản lý bảo trì thiết bị doanh nghiệp có thể kiểm soát mọi hoạt động bảo trì của tổ chức. Doanh nghiệp hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo hotline 0986.778.578 ngay ngày hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

                                                                                                    Sưu tầm internet