Tác động của phần mềm CMMS đến bảo trì dây chuyền sản xuất hiệu quả

Hệ thống Quản lý Bảo trì tài sản CMMS là một giải pháp phần mềm giúp các kỹ thuật viên bảo trì dễ dàng lưu giữ hồ sơ về tất cả các tài sản (máy móc thiết bị, cơ sở hạ tang, phương tiện cơ giới…) trong công ty mà họ chịu trách nhiệm quản lý. Với sự giúp đỡ của hệ thống CMMS, người dùng có thể theo dõi và lập lịch cho các nhiệm vụ bảo trì, lưu giữ hồ sơ về công việc bảo trì đã được thực hiện.

Từ đó, phần mềm sẽ giúp các nhà quản lý bảo trì và ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng mọi thiết bị của họ luôn hoạt động hiệu quả đúng như mong đợi. Do những  chức năng hữu ích đó, hiệu quả mà giải pháp CMMS mang lại được thể hiện ở khía cạnh giúp các doanh nghiệp xác định chính xác các điểm nghẽn của bất kỳ quy trình nào một cách nhanh chóng. Từ đó kịp thời xử lý và ngăn chặn các vấn đề trước khi chúng xảy ra.

 

Trong bài viết này, Vietsoft sẽ khái quát về những tác động tích cực của phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS đến việc bảo trì dây chuyền sản xuất hiệu quả.

 

1. Khái niệm dây chuyền sản xuất là gì ?

Dây chuyền sản xuất là một cụm từ quen thuộc và được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo sản phẩm. Khái niệm dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp có thể hiểu là 1 tập hợp các hoạt động theo tuần tự đã được thiết lập sẵn tại nhà máy để tinh chế các nguyên liệu sản xuất trở thành một sản phẩm thành phẩm tiêu dung cuối cùng hoặc một bán thành phẩm cho một dây chuyền sản xuất tiếp theo.

 

Ưu điểm của dây chuyền sản xuất chính là các công đoạn với các nhiệm vụ khác nhau sẽ được thực hiện liên tục, rút ngắn thời gian làm việc và tập trung vào chuyên môn sản xuất hơn so với sản xuất rời rạc.

 

Dây chuyền sản xuất được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động công nghiệp, ví dụ như gia công kim loại, chế tạo máy móc, lắp ráp ô tô, sản xuất thực phẩm…

 

2.Phân loại dây chuyền sản xuất

Phân loại theo tên gọi: đây thực chất là cách phân loại dây chuyền dựa theo sản phẩm sản xuất hoặc tính năng sản xuất của dây chuyền đó. ví dụ như dây chuyền nguyên liệu thô (sản xuất tôn, inox, gạch, xi măng, nhựa); sản xuất sản phẩm nông nghiệp, sản xuất thực phẩm, dây chuyền đóng gói bao bì, dây chuyền lắp ráp…

 

Phân loại theo quy mô: Đây là cách phân loại dựa theo các yếu tố như sự phức tạp, số lượng trang thiết bị, quy mô dây chuyền, số nhân viên vận hành, năng suất sản xuất.. của dây chuyền.  Việc phân loại này thường chia quy mô dây chuyền thành các loại quy mô như vừa, nhỏ và lớn.

 

Phân loại theo hình thức: Cách phân loại này thường chia dây chuyên thành 2 loại đó là bán tự động và tự động.

Sản xuất bán tự động còn được gọi là sản xuất truyền thống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhân lực, còn máy móc chỉ là công cụ hỗ trợ. Dây chuyền này tồn tại nhiều hạn chế như:

  • Hiệu quả lao động không đồng nhất
  • Chi phí lao động cao,
  • Điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn…
  • Khó kiểm soát tính đồng đều của chất lượng sản phẩm

Dây chuyền sản xuất tự động là công nghệ tiên tiến được áp dụng để thay thế cho Dây chuyền sản xuất bán tự động. Dây chuyền này có sự tham gia của các loại máy móc tự động, không có hoặc có rất ít sự can thiệp của con người. Mọi thiết bị đều đã được lập trình sẵn và hoạt động tuần tự nên đảm bảo độ chính xác gần như tuyệt đối. Lúc này, người lao động chỉ đóng vai trò giám sát, điều chỉnh dây chuyền chứ không tham gia trực tiếp công đoạn sản xuất.

 

3. Mục tiêu Bảo trì dây chuyền sản xuất hiệu quả

Dây chuyền sản xuất nào cũng bao gồm các quy trình, công nghệ và các trang thiết bị thành phần cấu thành. Đối với dây chuyền sản xuất, việc bảo trì không chỉ là sửa chữa thiết bị hoặc đảm bảo sự vận hành trơn tru của các quy trình khác nhau, mục tiêu của bảo trì dây chuyền sản xuất hiệu quả thường hướng đến là:

  • Giảm thời gian ngừng máy do hỏng hóc và sửa chữa
  • Cải thiện vòng đời của các thiết bị thành phần trong dây chuyền
  • Dự báo các hỏng hóc phát sinh để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế mới
  • Đảm bảo và cải tiến hiệu suất hoạt động của dây chuyền
  • Đảm bảo chất lượng thành phẩm, giảm việc tái sản xuất  và sản xuất phế phẩm.

Do đó, việc cố gắng quản lý bảo trì theo cách thủ công sẽ gây tốn nhiều nhân lực, thời gian và  thường để lại một số rủi ro bỏ sót các khía cạnh quan trọng không được kiểm soát tốt. Các công cụ số hóa và tự động hóa như phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS chính chìa khóa để loại bỏ hoàn toàn các rủi ro này và giúp hỗ trợ toàn bộ các hoạt động bảo trì dây chuyền sản xuất được thực hiện một cách liền mạch nhất. Hơn nữa, các giải pháp phần mềm CMMS còn giúp các nhà máy sản xuất hiểu được tầm quan trọng của hiệu quả công tác bảo trì thong qua các báo cáo, biểu đồ đánh giá trực quan về tác động của công tác bảo trì đến tuổi thọ, hiệu quả thiết bị tổng thể OEE, Tỷ suất hoàn vốn ROI của dây chuyền.

Xem thêm: OEE là gì ? cách tính OEE chi tiết và đơn giản kèm ví dụ

 

4. Lợi ích của phần mềm CMMS với bảo trì dây chuyền sản xuất hiệu quả

a. Lập lịch và Theo dõi Hệ thống Bảo trì Phòng ngừa

Việc theo dõi các vấn đề bảo trì tiềm ẩn trước khi chúng trở thành các hư hỏng thực tế sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho công tác bảo trì, giảm nguy cơ hỏng hóc thiết bị. Phần mềm CMMS cung cấp một hệ thống bảo trì phòng ngừa, cho phép người dùng giảm chi phí sửa chữa và theo dõi các vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh do hư hỏng hoặc thiếu bảo trì. Ngoài ra, còn giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

 

b. Giảm thời gian ngừng máy và chi phí bảo trì

Việc ứng dụng bảo trì phòng ngừa kết hợp cùng phần mềm CMMS sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán được các điểm sửa chữa tiềm năng mà dây chuyền sản xuất có thể cần. Điều này đảm bảo rằng các công tác bảo trì phòng ngừa sẽ được thực hiện thường xuyên hoặc khi các vấn đề này được gắn cờ. Điều này làm giảm nguy cơ hỏng hóc thiết bị, làm giảm thời gian ngừng hoạt động. tiết kiệm số tiền phải chi vào việc kiểm soát thiệt hại hoặc thực hiện các sửa chữa cần thiết sau khi quá muộn.

 

c. Quản lý tài sản và bảo trì hiệu quả hơn

Phần mềm CMMS cung cấp các báo cáo toàn diện về dây chuyền sản xuất nào cần sửa chữa và với sự trợ giúp của báo cáo bảo trì phòng ngừa, các nhà quản lý nhà máy có thể đưa ra các quyết định tốt hơn liên quan đến quản lý tài sản, lên lịch và sửa chữa.

 

d. Tối ưu hóa công tác quản lý vật tư phụ tùng (VTPT) bảo trì

Quản lý vật tư phụ tùng là một khí cạnh quan trọng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của công tác bảo trì. Nếu không biết vị trí tồn kho của VTPT cần sử dụng, nhân viên bảo trì sẽ lãng phí rất nhiều thời gian để tìm kiếm chúng khi cần bảo trì sữa chữa. Từ đó dẫn đến thời gian ngừng hoạt động do chờ VTPT sẽ tăng lên. Với CMM, các nhà quản lý có thể dễ dàng truy cập dữ liệu tồn kho VTPT trong cơ sở dữ liệu của phần mềm, từ  đó nhanh chóng tìm ra VTPT họ cần sử dụng hoặc kịp thời  đặt hàng VTPT trước khi thực sự cần sử dụng.

 

e. Cải tiến lập lịch và kế hoạch bảo trì

Phần mềm CMMS giúp ích rất nhiều cho việc lên lịch bảo trì, đảm bảo rằng các kế hoạch bảo trì không trùng với thời gian sản xuất hoặc các kế hoạch bảo trì, sửa chữa khác.

Phần mềm CMMS giúp các kỹ thuật viên bảo trì có khả năng nhìn thấy trước các mối đe dọa tiềm ẩn đối với trang thiết bị sản xuất hoặc các quy trình trong dây chuyền. Từ đó hỗ trợ cho nhóm bảo trì và vận hành có thể lập kế hoạch và lên lịch cho các công việc bảo trì cải tiến cần thiết nhằm tăng năng suất, giảm thời gian chết và tránh các chi phí không cần thiết.

 

f. Cung cấp dữ liệu quan trọng

Phần mềm quản lý bảo trì cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến các yêu cầu bảo trì, lịch sử sửa chữa bảo trì, hiệu quả công tác bảo trì và các số liệu quan trọng khác. Dữ liệu này hỗ trợ các nhà quản lý bảo trì đưa ra các quyết định sáng suốt về tài sản  mà cuối cùng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.

f. Đạt được sự tuân thủ quy định

Phần mềm CMMS cũng tự động hóa tất cả các quá trình xác định, lập lịch và thực hiện công tác bảo trì phòng ngừa để tuân thủ các quy định về môi trường và an toàn bao gồm việc tuân thủ các yêu cầu công việc và chính sách bảo hiểm thiết bị. Ngoài ra, nó chứa hầu hết các thông tin cần thiết cho việc tuân thủ, giúp loại bỏ sự cần thiết phải có các hồ sơ thừa.

 

5. Kết luận

Từ những lợi ích thiết thực trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể mong đợi quan sát thấy những thay đổi đáng kể trên dây chuyền sản xuất sau khi triển khai hệ thống phần mềm quản lý bảo trì CMMS. Khi công tác quản lý bảo trì được tối ưu,  năng suất sẽ tăng lên, sự cố sẽ giảm xuống, công việc sửa chữa và bảo trì giảm, đồng thời hiệu suất tổng thể sẽ được cải thiện.