Ngày nay việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số ngày càng phổ biến trong công tác bảo trì đã giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trong việc nâng cao hiệu quả và năng suất sản xuất. Một trong những lợi ích to lớn mà các công nghệ này mang lại chính là việc giúp các kỹ thuật viên, nhà quản lý tài sản dễ dàng truy cập vào các dữ liệu bảo trì chuyên môn. Tuy nhiên để phát huy tối đa ưu thế từ lợi ích này, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhận thức được giá trị mà những dữ liệu này mang lại. Có 3 loại dữ liệu bảo trì quan trọng:
- Các dữ liệu thu thập từ cảm biến sensor
Đây là một trong những dữ liệu được thu thập thông qua các cảm biến giám sát trên các tài sản. Có thể nói công nghệ Internet vạn vật (IoT) đang ngày một trở nên phổ biến hơn, nhiều doanh nghiệp hiện đã bắt đầu sử dụng các loại tài sản thiết bị được tích hợp các cảm biến và các hệ thống AI thông minh giúp kết nối chúng lại thành 1 hệ thống khép kín. Các hệ thống này đã giúp thúc đẩy việc quản lý và vận hành các tài sản doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, giúp các doanh nghiệp tự động hóa các quy trình vận hành và bảo trì, tăng năng suất, tăng cường sự tham gia của khách hàng vào các hoạt động của doanh nghiệp, chống lại những rủi ro về tồn kho, chủ động trong việc duy trì các tài sản luôn ở trạng thái tốt nhất…
Những cảm biến này sẽ giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích các dữ liệu về tình trạng thiết bị từ đó sẽ tạo thành những thông tin dự đoán cực kỳ hữu ý giúp cho nhà quản lý có thể kịp thời đưa ra những quyết định xử lý tốt nhất trước khi sự cố hỏng hóc có thể xảy ra.
Do tất cả cảm biến đều vận hành tự động kết hợp với các phần mềm phân tích chuyên dụng, do đó sẻ tránh được những rủi ro sai số từ các phép đo không chính xác của con người, giúp đơn giản hóa việc theo dõi tình trạng và hợp lý hóa các quá trình bảo trì dự đoán
- Các dữ liệu vận hành tài sản
Dữ liệu hoạt động
Dữ liệu vận hành là các dữ liệu cần thiết cho nhân viên bảo trì. Các dữ liệu này có thể bao gồm: thông tin tài sản, vị trí tài sản, dữ liệu tồn kho vật tư phụ tùng. Các dữ liệu này thông thường là cơ sở dữ liệu bảo trì cơ sở được lưu trữ trên phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS. Các kỹ thuật viên và nhân viên bảo trì sẽ sử dụng các dữ liệu này để tham khảo khi thực hiện các công việc thường ngày, còn các nhà quản lý và giám sát viên sẽ dựa vào những dữ liệu này để phân bổ tài nguyên và phân công trách nhiệm công việc cho họ.
đề cập đến các dữ liệu cần thiết của nhân viên bảo trì. Điều này bao gồm tài sản, vị trí, hàng tồn kho và thông tin kỹ thuật viên, đơn đặt hàng và quy trình làm việc và một số báo cáo hiệu quả. Đây là dữ liệu ổ đĩa và được sản xuất bởi chương trình CMMS hoặc EAM. Kỹ thuật viên sử dụng dữ liệu này để thực hiện công việc của họ trong khi người quản lý và giám sát viên sử dụng dữ liệu này để phân bổ tài nguyên và sắp xếp trách nhiệm của họ.
Các dữ liệu này thường gắn chặt với việc lập kế hoạch bảo trì và góp phần ghi nhận lại các các thông tin bảo trì quan trọng từ những hoạt động bảo trì phòng ngừa, bảo trì dự đoán hay các trường hợp sửa chữa bảo trì khẩn cấp. Dữ liệu vận hành cũng có thể được tạo ra từ các cảm biến, các hệ thống tự động hóa AI.
- Các dữ liệu quản lý
Dữ liệu quản lý là những dữ liệu đề cập đến kết quả lịch sử của những dữ liệu vận hành. Các dữ liệu này có thể bao gồm: lịch sử vận hành và bảo trì, thứ tự công việc thực hiện dưới dạng các báo cáo, thông số KPI, các biểu đồ phân tích, thông số chi phí và thông tin ngân sách. Dữ liệu này có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả công việc của nhân viên vận hành, nhân viên bảo trì, từ đó giúp nhà quản lý có thể đánh giá và điều chỉnh lại các quyết định bảo trì của họ.
Nếu như trước đây ngành CNTT và công nghệ OT thường hoạt động tác biệt nhau, thì ngày nay, với sự phát triển của công nghệ số 4.0 đã gắn kết 2 lĩnh vực này trở nên mật thiết hơn bao giờ hết, từ đó giúp doanh nghiệp tối đa hóa khả năng thu thập và xử lý dữ liệu từ cả 2 lĩnh vực này. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự liên kết và đồng bộ giữa các cảm biến sensor, các hệ thống AI và phần mềm CMMS, EAM, ERP, phần mềm kế toán… Một khi làm được điều đó sẽ tạo ra những bước tiến lớn và vững chắc cho doanh nghiệp trong việc quản lý và bảo vệ tốt tài sản trong khi vẫn tối đa hóa hiệu suất của chúng.