10 lợi ích của việc xây dựng cơ sở dữ liệu bảo trì

10 lợi ích của việc xây dựng cơ sở dữ liệu bảo trì

1. Vai trò của cơ sở dữ liệu bảo trì

Việc đưa ra quyết định trong bảo trì là một thách thức lớn do nguồn lực bảo trì luôn bị giới hạn, bao gồm thời gian, nhân lực và vật tư. Nhà quản lý bảo trì luôn phải đặt câu hỏi như công việc nào, thiết bị nào cần ưu tiên bảo trì trước. Nếu bảo trì sớm, sẽ dẫn tới lãng phí và gây ra tình trạng thiếu nguồn lực, không đủ thời gian thực hiện. Tuy nhiên, nếu làm quá muộn có thể gây ra hậu quả hư hỏng nghiêm trọng.


Do đó, cơ sở dữ liệu bảo trì đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý bảo trì. Cơ sở dữ liệu về bảo trì cung cấp tình trạng hiện tại của thiết bị và giúp kỹ thuật viên, nhà quản lý hiểu rõ những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhờ đó, người quản lý tài sản và kỹ thuật viên bảo trì có thể đưa ra quyết định chính xác về việc bảo trì thiết bị và tránh sai sót do nhận định chủ quan hay cảm xúc cá nhân.


Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bảo trì là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi rất lớn từ sự phát triển của hệ thống cơ sở dữ liệu big data on cloud. Với các công nghệ này, cho phép cơ sở dữ liệu bảo trì được xây dựng với một lượng dữ liệu đủ lớn trên điện toán đám mây để giúp người quản lý có thể tham khảo và đưa ra quyết định chính xác nhất với thời gian nhanh chóng. Từ đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì, giúp tăng mức độ sẵn sàng và tuổi thọ của thiết bị, giảm thời gian ngừng máy, giảm hư hỏng và các chi phí sửa chữa phát sinh.


2. 10 lợi ích của việc xây dựng cơ sở dữ liệu trong công tác bảo trì

Cơ sở dữ liệu mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho công việc quản lý bảo trì như:


Đánh giá hiệu suất hoạt động thiết bị: Việc tập trung các dữ liệu về việc vận hành thiết bị tài sản một cách chính xác và đầy đủ giúp nhà quản lý đánh giá được hiệu suất hoạt động của thiết bị hiện tại và xác định được những biến đổi của thiết bị so với quá khứ. Từ đó, nhà quản lý có thể kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn để cải thiện hiệu suất hoạt động của thiết bị.


Tối ưu hóa kế hoạch bảo trì phòng ngừa: Cơ sở dữ liệu bảo trì cũng giúp người quản lý tối ưu hóa kế hoạch bảo trì phòng ngừa dựa trên việc hiểu rõ lịch sử thiết bị, thông tin về các hư hỏng đã xảy ra, những vật tư đã được thay thế, các công việc bảo trì đã được thực hiện, người thực hiện công việc và tần suất thực hiện. Điều này giúp người quản lý có thể kịp thời điều chỉnh hoặc thay đổi kế hoạch bảo trì phù hợp với tình hình thực tế để ngăn chặn các sự cố trước khi chúng phát sinh.


Phát hiện sớm hư hỏng tiềm ẩn: Cơ sở dữ liệu cũng là nền tảng để các hệ thống giám sát AI có thể dựa vào để phân tích và chuẩn đoán sớm các hư hỏng tiềm ẩn. Từ đó đưa ra hành động xử lý đúng đắn và tối ưu nhất về chi phí và nguồn lực.


Xác định chính xác nguyên nhân hỏng hóc: Việc tổng hợp dữ liệu về công tác bảo trì từ nhiều nguồn trong thời gian dài sẽ giúp nhận định chính xác nguyên nhân gốc rễ của hư hỏng, từ đó giúp giảm bớt thời gian và công sức trong việc tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất.


Quản lý vật tư dự phòng hợp lý: Cơ sở dữ liệu cũng giúp người quản lý đưa ra yêu cầu dự phòng vật tư bảo trì phù hợp với nhu cầu sử dụng của thiết bị, từ đó giảm thời gian tồn kho và số lượng tồn kho không cần thiết.


Báo cáo toàn diện về tình trạng hoạt động của thiết bị: quyền truy cập vào dữ liệu lưu trữ tập trung đầy đủ cùng với công cụ phân tích như phần mềm quản lý bảo trì CMMS EcoMaint sẽ giúp người quản lý nhanh chóng tổng hợp được các báo cáo phân tích, từ đó có được cái nhìn toàn diện về tình trạng hoạt động của thiết bị, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn về việc đầu tư vào bảo trì, nâng cấp hoặc thay thế thiết bị khi cần thiết.


Đánh giá hiệu quả công tác bảo trì: Cơ sở dữ liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả của các hoạt động bảo trì, đo lường và theo dõi các chỉ số hiệu suất, độ ổn định, độ tin cậy của thiết bị, từ đó đưa ra các cải tiến và tối ưu hóa quy trình bảo trì.


Quản lý nguồn lực và kế hoạch công việc bảo trì:  Dựa trên dữ liệu lịch sử bảo trì, nhà quản lý có thể lên kế hoạch bảo trì định kỳ, phân bổ nhân lực và nguồn vật tư phù hợp, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời đảm bảo hoạt động liên tục của thiết bị.


Theo dõi và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn: Dữ liệu giúp đánh giá và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý, đồng thời giúp nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong quản lý bảo trì.


Tối ưu hóa nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo trì: Cơ sở dữ liệu cho phép người quản lý đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động bảo trì, đưa ra các dự đoán về chi phí tương lai, từ đó đề xuất nguồn lực tài chính phù hợp và lập kế hoạch nguồn lực dự phòng cho các hoạt động bảo trì.


3. Kết luận

Dữ liệu bảo trì cung cấp thông tin cần thiết giúp người quản lý có cái nhìn toàn diện về tình trạng hoạt động của thiết bị, đưa ra các quyết định đúng đắn, đánh giá hiệu quả, tối ưu hóa quy trình, tuân thủ quy định pháp lý, và tối ưu hóa nguồn lực tài chính. Dữ liệu bảo trì cung cấp thông tin cần thiết để đạt được hoạt động bảo trì hiệu quả, đồng thời đảm bảo hoạt động liên tục, đáng tin cậy của thiết bị, và giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực, và chi phí cho hoạt động bảo trì. Việc sử dụng dữ liệu bảo trì cần được thực hiện một cách cẩn thận, đảm bảo tính bảo mật, đúng đắn, và tuân thủ quy định về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu  để đạt được sự tin cậy và chính xác trong các hoạt động bảo trì.