Số hóa bảo trì tài sản: hướng đi thành công cho doanh nghiệp thực phẩm

 

Số hóa bảo trì tài sản – chìa khóa giúp doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam tăng trưởng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai

Số hóa bảo trì tài sản: hướng đi thành công cho doanh nghiệp thực phẩm

1. Tiềm năng và thách thức của các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống trong năm 2020

Ngành Thực phẩm và Đồ uống nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Xét về giá trị sản xuất, đây là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất và có tổng doanh thu lớn thứ hai trong số các ngành hàng kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua là 8,4% một năm.

 

Mặc khác, Theo khảo sát của các cơ quan chức năng, thực phẩm và đồ uống đang chiếm tỷ lệ lên đến 35% cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hằng tháng của người tiêu dùng Việt Nam. Trong tình hình dịch bệnh đang bùng phát toàn cầu hiện nay, bên cạnh y tế và các nhu yếu phẩm cần thiết, Ngành thực phẩm và đồ uống cũng trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng, có vai trò ảnh hưởng then chốt đến sự ổn định xã hội.

 

Đó là một cơ hội to lớn nhưng đồng thời cũng là thách thức của mọi doanh nghiệp thực phẩm hiện nay. Bởi lẽ sản xuất thực phẩm không khó so với nhiều ngành công nghiệp khác, nhưng để sản xuất thực phẩm sạch và an toàn, đồng thời phải đảm bảo lợi nhuận cùng lợi thế cạnh tranh thì không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được.  Một trong những nguyên nhân cho bài toán trên bắt nguồn từ chính các trang thiết bị máy móc mà các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống đang sở hữu.

 

2. Thực trạng máy móc thiết bị tại các xưởng sản xuất thực phẩm trong nước hiện nay

Có thể nói máy móc thiết bị chính là những tài sản có giá trị to lớn và cũng là nguồn lực chính giúp các doanh nghiệp thực phẩm có thể chiến thắng trong cuộc đua về năng suất và chất lượng hiện nay. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp thực phẩm và nước giải khát lại đang đối mặt với  các vấn đề nan giải sau:

 

a. Máy móc, thiết bị xuống cấp, lạc hậu

Lý giải cho điều này cần tìm hiểu về đặc thù của các thiết bị máy móc trong lĩnh vực thực phẩm. Các thiết bị này đa phần thường là những máy móc dây chuyền có công suất lớn, đòi hỏi công nghệ cao và có chi phí không hề rẻ.
Để đảm bảo chất lượng, đa phần các doanh nghiệp thực phẩm thường chọn nhập dây chuyền thiết bị  từ các quốc gia như Nhật, Hàn, Trung và Đài Loan. Tuy nhiên, phần nhiều trong số chúng là các thiết bị đã được sử dụng lại trên 10 thậm chí 20 năm, với nhiều dây chuyền máy móc từ những năm 80-90 của thế kỷ trước cho đến nay vẫn chưa được thay mới. Nguyên nhân chính là do:

  • Chi phí mua mới thường rất cao do đó không phù hợp những doanh nghiệp thực phẩm vừa và nhỏ với nguồn vốn bé.
  • Sự đòi hỏi cao về mức đồng bộ giữa các thiết bị trong dây chuyền sản xuất thực phẩm. Do đó nếu đầu tư mới một thiết bị hiện khi phải kéo theo việc đổi mới hàng loạt thiết bị trong cùng Dây chuyền để đảm bảo ổn định công suất và chất lượng.
  • Quan trọng hơn chính là bất cứ thay đổi nào trong dây chuyền thiết bị đều có thể tác động trực tiếp đến chất lượng cùng cảm quan (mùi vị, màu sắc, cấu trúc) của sản phẩm thực phẩm. Từ đó tác động trực tiếp đến các yếu tố sống còn của doanh nghiệp chính là doanh thu và thị phần.

b. Máy móc, thiết bị thiếu sự đồng bộ

Như đã đề cập ở trên, máy móc thiết bị ngành thực phẩm đòi hỏi rất cao về sự đồng bộ. Tuy nhiên hiện nay, do nguồn vốn hạn chế, nhiều doanh nghiệp tiến hành đầu tư chắp vá, sử dụng lại máy móc cũ xen kẽ với các thiết bị công nghệ mới, cũng trở thành một nguyên nhân khiến dây chuyền sản xuất không ổn định và thường xảy ra các trục trặc không mong muốn.

 

c. Máy móc thiết bị chưa được bảo trì đúng mức

Hiện nay, Nhu cầu về số lượng hàng hóa sản phẩm thực phẩm cần sản xuất ngày càng tăng, kèm theo đó là các hoạt động tăng ca, kíp liên tục trong nhiều tuần, khiến cho máy móc thiết bị tại nhiều doanh nghiệp đang  hoạt động không ngừng nghỉ, thậm chí có những đợt chạy liên tục nhiều ngày, mỗi ngày từ 16 – 20 tiếng. Cùng với đó là việc bảo dưỡng định kỳ vẫn chưa được quan tâm bảođúng mức. Để đảm bảo lợi nhuận sản xuất, nhiều doanh nghiệp trong ngành thường chỉ duy trì chiến lược hư đâu sửa đó, hỏng đâu thay đó và việc bảo trì định kỳ chỉ diễn ra khi không còn đơn hàng sản xuất.

 

Từ đó dẫn tới tình trạng thiết bị bị xuống cấp nhanh chóng, nhiều vấn đề phát sinh mà không được phát hiện để khắc phục kịp thời nên trở thành những hư hỏng lớn gây ngừng máy, giảm năng suất của doanh nghiệp.

 

3. Chiến lược đầu tư công nghệ cho doanh nghiệp thực phẩm & Nước giải khát.

Từ những thực trạng kể trên, không khó để hiểu khi mà có đến 95.5% Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lựa chọn Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm làm chiến lược phát triển trong năm 2020. (Theo khảo sát của Vietnam Report và VietNamNet). Trong đó cần chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi mô hình quản lý từ thủ công sang quản lý bằng số hóa dữ liệu tài sản, máy móc thiết bị trong doanh nghiệp.

 

Khi được áp dụng hiệu quả, việc số hóa bảo trì tài sản giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh về tình trạng máy móc thiết bị tại đơn vị của mình. Đây chính là tiền đề để các doanh nghiệp có thể đưa ra các kế hoạch bảo trì hiệu quả hơn, góp phần nâng cao tuổi thọ thiết bị, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm được những rủi ro hư hỏng phát sinh. Đồng thời, cũng là cơ sở để các doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược đầu tư công nghệ hiệu quả và đồng bộ nhất.

 

4. Giải pháp số hóa bảo trì tài sản cho doanh nghiệp thực phẩm

Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS Ecomaint là một giải pháp phần mềm giúp quản lý máy móc thiết bị cùng công tác bảo trì cho các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống. Đây là một công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp Thực phẩm lớn tại Việt Nam như Acecook, Vifon, Nutifood, Trung Nguyên Group.. tin dùng để số hóa bảo trì tài sản tại các nhà máy thực phẩm của mình. Từ đó giúp đảm bảo các tài sản máy móc thiết bị này luôn hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.

 

Phần mềm cũng giúp các nhân viên bảo trì, bảo dưỡng quản lý công việc chặt chẽ hơn, hạn chế những thiếu sót, sai lầm phát sinh do yếu tố con người. Đảm bảo các chiến lược bảo trì luôn được xây dựng và thực thi chính xác nhất dựa trên tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp.

 

Các lợi ích mà phần mềm CMMS Ecomaint mang lại cho doanh nghiệp thực phẩm bao gồm:

  • Quản lý tài sản hiệu quả: mọi thông tin máy móc thiết bị đều được lưu trữ trên cùng một cơ sở dữ liệu chung. Mọi thay đổi về tình trạng thiết bị, hư hỏng phát sinh, kết quả của các hoạt động bảo trì sửa chữa đều được cập nhật theo thời gian thực. Mọi dữ liệu cần thiết đều được đồng bộ và có thể truy xuất dễ dàng mọi lúc mọi nơi.
  • Lập kế hoạch bảo trì hiệu quả: Dựa vào cơ sở dữ liệu, phần mềm sẽ cũng sẽ tự động lên lịch bảo trì, cung cấp các gợi ý và nhắc nhở công việc bảo trì cần thiết cho doanh nghiệp.
  • Đầu tư thiết bị công nghệ hiệu quả: Đồng thời, các dữ liệu kể trên sẽ được phần mềm  xử lý thành các báo cáo trực quan giúp ban lãnh đạo có thể đưa ra các quyết định sửa chữa, thay mới hoặc đầu tư đổi mới công nghiệp một cách chính xác và kịp thời.
  •   Giảm chi phí thay mới: Thông qua việc quản lý bảo trì hiệu quả, sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất đảm bảo được hiệu quả vận hành cũng như gia tăng tuổi thọ của các trang thiết bị sản xuất. Từ đó giúp giảm đáng kể chi phí thay vật tư phụ tùng, chi phí đầu tư mua mới trang thiết bị cho doanh nghiệp. Tạo ra nguồn ngân sách để doanh nghiệp có thể đầu tư nhằm cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất của mình
  • Tăng năng suất hiệu quả: Khi doanh nghiệp có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa khoa học hơn, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro hỏng hóc và gián đoạn sản xuất từ đó giúp tăng năng suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp thực phẩm.

5. Tổng kết

Rõ ràng rằng, cơ hội để phát triển của các thương hiệu thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam là rất lớn. Khi mà các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang tích cực  thị trường Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất tại các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển giao công nghệ, đưa sản phẩm trở nên đa dạng hóa và tiện ích. Song song với đó, tính cạnh tranh được đẩy lên góp phần kích thích các doanh nghiệp trong nước thích nghi đổi mới công nghệ để hòa vào “sân chơi” thương mại chung.

 

Vì vậy trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành thực phẩm – đồ uống cần đầu tư hơn nữa vào các công nghệ mới nói chung và số hóa bảo trì tài sản nói riêng để tạo ra sự phát triển bền vững, khẳng định được thương hiệu của mình và chiếm được một vị thế trên bản đồ thực phẩm – đồ uống thế giới.