Planned maintenance percentage là gì?

Tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch PMP hay Planned maintenance percentage là gì ? Đây là một chỉ số giúp đo lường tỷ lệ giữa các hoạt động bảo trì theo kế hoạch trên tổng tất cả các hoạt động bảo trì, sửa chữa của doanh nghiệp. Tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch PMP được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của tổng số giờ bảo trì theo kế hoạch trong một khoảng thời gian nhất định.

Planned maintenance percentage là gì?

Planned maintenance percentage là một chỉ số quan trọng giúp theo dõi hiệu quả của chương trình bảo trì phòng ngừa và hỗ trợ xác định các cơ hội để doanh nghiệp cắt giảm số lần bảo trì đột xuất (bảo trì phản ứng). Đây cũng là một giá trị giúp xác định nguyên nhân thất bại và không hiệu quả của các quy trình bảo trì, từ đó giúp doanh nghiệp kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục và cải tiến chúng tốt hơn.


1. Cách tính Tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch PMP

Tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch (Planned maintenance percentage – PMP)  được tính bằng cách chia Tổng số giờ bảo trì theo kế hoạch trong một khoảng thời gian nhất địnhcho Tổng số giờ dành cho bảo trì và sửa chữa  trong cùng thời gian. Con số này được nhân với 100 để cung cấp cho bạn tỷ lệ phần trăm (%) cuối cùng.

PMP = (# Số giờ bảo trì theo kế hoạch ÷ # trong tổng số giờ bảo trì) × 100


Ví dụ: nếu bạn dành 150 giờ trong tháng cho bảo trì theo kế hoạch và 250 giờ cho tất cả các hoạt động bảo trì, tỷ lệ bảo trì theo kế hoạch của bạn sẽ là 60%.

Trong cách tính này, tổng số giờ bảo trì theo kế hoạch được hiểu là tất cả thời gian dành cho bất kỳ hoạt động bảo trì nào được lên lịch, tổ chức thực hiện và ghi nhận lại trước khi xảy ra tình trạng hỏng hóc của tài sản doanh nghiệp. ngược lại mọi hoạt động bảo trì được lên lịch để phản ứng lại sau khi sự cố hỏng hóc xảy ra đều không được xem là bảo trì theo kế hoạch


Thông thường các doanh nghiệp có các hoạt động bảo trì hiệu quả hoặc tổ chức quản lý tốt công tác bảo trì thường sẽ có PMP đạt từ 85% trở lên. Bảo trì theo kế hoạch cũng sẽ được chia thành nhiều loại: Bảo trì dự phòng, bảo trì dựa trên tình trạng sử dụng tài sản, bảo trì điều kiện… Thông thường các doanh nghiệp bảo trì tốt thường có các hoạt động bảo trì dựa trên tình trạng sử dụng chiếm 30% PMP, bảo trì điều kiện chiếm 50% PMP và các loại bảo trì khác chiếm 5-10% PMP.


2. Tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch PMP được sử dụng như thế nào?

Tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch – Planned maintenance percentage là chỉ số được sử dụng để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu về kế hoạch và lịch bảo trì, việc phân bổ tài nguyên và các quy trình bảo trì. Vì bảo trì theo kế hoạch có sự tác động rất lớn đến tình trạng sức khỏe của tài sản và quy trình hoạt động bảo trì của doanh nghiệp, do đó việc theo dõi và cải thiện chỉ số PMP có thể giúp các doanh nghiệp tối đa hóa độ tin cậy của tài sản, kiểm soát chặt chẽ các chi phí liên quan đến mục tiêu đó.


3. Tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch PMP có vai trò gì với cách quản lý bảo trì hiệu quả ?

Bảo trì theo kế hoạch chính là nền tảng cho các hoạt động bảo trì lành mạnh và hiệu quả. Đó là trong tâm của việc sử dụng thời gian hiệu quả, giảm thời gian chết, giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định an toàn, tăng năng suất và giảm chi phí bảo trì.  Việc đo lường tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch PMP cho phép các đội ngũ nhân viên bảo trì của doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò của bảo trì theo kế hoạch và các phương diện trọng tâm của hình thức bảo trì này. Từ đó thúc đẩy họ không ngứng cải thiện điểm mạnh trong công tác bảo trì của mình khi nhắm mục tiêu vào các điểm yếu được PMP chỉ ra.


Ngoài ra PMP còn giúp các kỹ thuật viên xây dựng cách quản lý bảo trì hiệu quả thông qua các phương diện:


a. Xây dựng lịch trình bảo trì hiệu quả và tối ưu hơn

Lịch trình bảo trì tại doanh nghiệp có thể được thiết lập và tối ưu hóa tốt trước khi tỷ lệ công việc bảo trì theo kế hoạch tăng cao hơn. Từ đó giúp giảm lãng phí nguồn lao động và ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khi hoạt động của đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì phối hợp hài hòa với lịch trình sản xuất của doanh nghiệp.


b. Giảm thời gian chết

Bảo trì theo kế hoạch phổ biến nhất chính là hình thức bảo trì phòng ngừa, từ lâu đã được chứng minh là sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm thời gian chết do ngừng máy đột xuất (thời gian ngừng sản xuất ngoài dự kiến) lên tới 18%. Do đó đo đạc chỉ số PMP và kết hợp chúng cùng với các số liệu bảo trì khác, như MTBFMTTR, cho phép các nhà quản lý bảo trì có thể đánh giá xem tài sản nào gây ra nhiều thời gian chết nhất và liệu nó có thể được khắc phục nếu được bảo trì phòng ngừa thường xuyên hơn hay không.

Đảm bảo tuân thủ quy định bảo trì

Kiểm toán bảo trì có nhiều hình thức và quy mô khác nhau, nhưng tất cả hình thức kiểm toán bảo trì đều dựa trên 2 yếu tố chính: Quan sát theo thời gian thực và đối chiếu với bằng chứng lịch sử. Việc sử dụng  Tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch PMP sẽ giúp các nhóm kỹ thuật viên bảo trì có thể đảm bảo tài sản được kiểm tra thường xuyên và có một nhật ký toàn diện cho các hoạt động này. Đây chính là những yếu tố chính để đảm bảo việc tuân thủ các quy định và giúp cho họ vượt qua qua trình kiểm toán bảo trì định kỳ tại doanh nghiệp.


c. Kiểm soát chi phí bảo trì

Tỷ lệ phần trăm bảo trì theo kế hoạch Planned maintenance percentage là chỉ số được sử dụng để kiểm soát chi phí bảo trì theo hai khía cạnh chính đó là: quản lý hiệu quả tài nguyên bảo trì và giảm thời gian chết. PMP cao hơn có nghĩa là sự gia tăng tỷ lệ các hoạt động bảo trì theo kế hoạch, cho thấy sự sắp xếp thời gian bảo trì trong doanh nghiệp ngày một hợp lý hơn và hiệu quả hơn. Giảm các  trường hợp lên lịch quá mức hay mua vật tư quá mức cần thiết, gây lãng phí cho doanh nghiệp. Đồng thời giảm thời gian chết cho phép thời gian sản xuất nhiều hơn, giúp tăng sản lượng và giảm hao phí từ các điểm dừng phát sinh.


4. Kết luận

Với các doanh nghiệp đang muốn nâng cao hiệu quả bảo trì tại doanh nghiệp hay đang muốn cải tiến hệ thống bảo trì phòng ngừa tốt hơn thì việc tính toán chỉ số PMP ngay từ bây giờ sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả chương trình bảo trì phòng ngừa của mình một cách khách quan nhất. Ngoài ra các giải pháp phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS như Vietsoft Ecomaint cũng có tính năng tự động tính toán chỉ số PMP, MTBF, MTTR thông qua các dữ liệu bảo trì lưu trữ trên hệ thống và sẽ tự trích xuất thành các biểu đồ trực quan giúp việc đánh giá hiệu quả công tác bảo trì của doanh nghiệp trở nên dễ dàng chỉ bằng một thao tác click chuột.