Khái niệm và cách phân biệt giữa 2 phần mềm PLM – CMMS

Ngày nay phần mềm CMMS và phần mềm PLM là 2 giải pháp phần mềm được ứng dụng rất phổ biến trên thế giới. Trong khi phần mềm CMMS được biết đến là giải pháp giúp tối ưu hóa tuổi thọ và hiệu suất của tài sản thì phần mềm PLM lại góp phần vào công cuộc định hình và đảm bảo cho vòng đời của sản phẩm. Do đó hiểu rõ sự khác biệt giữa CMMS và PLM sẽ giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về hai công cụ này, giúp doanh nghiệp hiểu hơn về cách chúng tương thích với các mục tiêu quản lý của doanh nghiệp. Từ đó giúp các doanh khai thác được toàn bộ tiềm năng mà 2 giải pháp phần mềm mang lại.

 

Khái niệm và cách phân biệt giữa 2 phần mềm PLM - CMMS

1. Hệ Thống phần mềm CMMS Là gì?

Phần mềm Quản lý bảo trì tài sản CMMS (viết tắt của Computerized Maintenance Management System) là một giải pháp phần mềm giúp doanh nghiệp số hoá công tác bảo trì tài sản máy móc thiết bị, tạo ra một nền tảng kỹ thuật số tập trung lưu trữ tất cả thông tin bảo trì (lịch trình bảo trì, thông số tài sản, nhật ký sử dụng, quản lý hàng tồn kho, quản lý nhóm bảo trì, theo dõi nhiệm vụ bảo trì,…). Từ đó, Hướng đến việc tự động hóa trong công tác quản lý, theo dõi, và lên kế hoạch triển khai các hoạt động bảo trì.

Ứng dụng Phần mềm Quản lý bảo trì tài sản CMMS có thể giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí bảo trì hằng năm từ 12-18%. Do đó, theo một khảo sát của tổ chức Dịch vụ Công nghệ Tiên tiến (Advanced Technology Services  – ATS) hợp tác với Tạp chí Plant Engineering Magazine thực hiện vào năm 2020 tại Hoa kỳ đã cho thấy trên 50% các doanh nghiệp sản xuất tại Mỹ đều đang sử dụng phần mềm CMMS để tối ưu hoá công tác quản lý thiết bị tài sản.

 

2. Các module chức năng của phần mềm CMMS bao gồm:

Dưới đây là một số module tính năng chính của phần mềm CMMS.

  • Quản lý Công việc Bảo trì (Maintenance Work Management): Theo dõi, lên kế hoạch và quản lý các công việc bảo trì cho máy móc, thiết bị và cơ sở hạ tầng, đảm bảo rằng chúng được thực hiện đúng lịch trình và theo tiêu chuẩn.
  • Quản lý Lịch trình Bảo trì (Maintenance Scheduling): Xác định và lên kế hoạch các lịch trình bảo trì định kỳ dựa trên thời gian hoạt động, sự cố trước đó và yêu cầu của nhà sản xuất để đảm bảo tài sản luôn hoạt động ổn định.
  • Quản lý Hàng tồn kho (Inventory Management): Theo dõi và quản lý hàng tồn kho các bộ phận và vật liệu cần thiết cho công việc bảo trì, đảm bảo sẵn sàng nguồn cung cấp khi cần và giảm thiểu lãng phí.
  • Quản lý Đảm bảo An toàn và Kiểm tra (Safety and Inspection Management): Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng tài sản đáp ứng các yêu cầu an toàn và hiệu suất.
  • Quản lý Lịch trình Kiểm tra và Bảo dưỡng (Preventive Maintenance Scheduling): Xác định và lên kế hoạch các lịch trình kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để ngăn ngừa sự cố và hao mòn không cần thiết.
  • Báo cáo và Phân tích Dữ liệu (Reporting and Data Analysis): Tạo các báo cáo và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu suất của hệ thống bảo trì, theo dõi các chỉ số KPI và hỗ trợ quyết định về tối ưu hóa quản lý tài sản.

3. Hệ Thống PLM Là Gì?

Quản lý vòng đời sản phẩm PLM là viết tắt của Product Lifecycle Management, quản lý vòng đời sản phẩm. Giải Pháp PLM là sự tích hợp tất cả các khía cạnh của một sản phẩm, đưa sản phẩm đó từ giai đoạn hình thành qua chu kỳ sống của sản phẩm (PLC) đến việc loại bỏ sản phẩm và các thành phần.  Giải Pháp PLM phục vụ sản xuất sẽ giúp liên kết những người có liên quan đến quy trình tạo ra sản phẩm từ khi lên ý tưởng đến khi hoàn thiện trên một nền tảng trực tuyến duy nhất để cải thiện trao đổi, hợp tác và tốc độ.

Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) có vai trò quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu được áp dụng trong mọi giai đoạn của quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm – từ giai đoạn phát triển, triển khai, tăng trưởng, ổn định cho đến giai đoạn suy thoái. Tận dụng phần mềm PLM tạo điều kiện thuận lợi cho cả khía cạnh sản xuất và tiếp thị của sản phẩm, đóng góp không nhỏ trong việc đưa ra quyết định chiến lược.

Thông qua dữ liệu chi tiết, Phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm (PLM) giúp kết hợp tầm nhìn bao quát mà một tổ chức có để quản lý con người, sản xuất, tiếp thị và kế hoạch tổng thể cho sản phẩm.

 

 

4. Các module chức năng của phần mềm PLM bao gồm:

Dưới đây là một số module tính năng chính của phần mềm quản lý vòng đời sản phẩm PLM.

  • Quản lý Danh mục Vật liệu (Quản lý BOM): Liệt kê các nguyên liệu, thành phần và các bộ phận con cần thiết trong quá trình sản xuất sản phẩm cụ thể.
  • Quản lý Thay đổi (Change Management): Đề xuất, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá các thay đổi trong bất kỳ giai đoạn nào của vòng đời sản phẩm, từ thiết kế ban đầu đến sản xuất. Điều này bao gồm việc tính lại chi phí và các điều chỉnh trong lịch trình sản xuất.
  • Quản lý Chất lượng (Quality Management): Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn cao và ổn định bằng cách cải thiện quy trình lập kế hoạch, đảm bảo, kiểm soát và cải tiến chất lượng.
  • Quản lý Dữ liệu Sản phẩm (PDM) và Quản lý Thông tin Sản phẩm (PIM): Theo dõi các thay đổi về thông tin và dữ liệu sản phẩm để tăng cường sự hợp tác và cải thiện năng suất. Databases (cơ sở dữ liệu) nên có thể truy cập bất kỳ lúc nào và có thể điều chỉnh khi cần. Chúng có thể được lưu trữ tại chỗ hoặc bởi một nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba.
  • Quản lý Tài liệu (Document Management): Lưu trữ, quản lý và cung cấp quyền truy cập vào các tài liệu cần thiết cho quá trình phát triển sản phẩm mới, sản phẩm hiện tại và sản phẩm đến cuối vòng đời.
  • Quản lý Dự án Sản phẩm (Product Portfolio Management): Ưu tiên hóa, quản lý và phân công các nhiệm vụ phát triển sản phẩm cho các thành viên trong nhóm dựa trên sự có sẵn của nguồn lực, toàn bộ danh mục sản phẩm và chuỗi giá trị sản phẩm của bạn.

5. Sự Khác Biệt về mục tiêu quản lý Giữa CMMS và PLM

CMMS và PLM là hai giải pháp có sự khác biệt về thông số và chức năng rất cụ thể do chúng hướng đến 2 mục tiêu khác nhau là tối ưu hoá quản lý tài sản và tối ưu hoá quản lý vòng đời sản phẩm. Phần mềm CMMS được thiết kế để tự động hóa các nhiệm vụ quản lý bảo trì tài sản vật chất như máy móc, thiết bị và cơ sở hạ tầng, từ đó thúc đẩy hiệu suất và tăng tuổi thọ của tài sản.

Ngược lại mục tiêu của PLM là tạo ra một nền tảng để các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp có thể làm việc cùng nhau, chia sẻ thông tin và tối ưu hóa quy trình làm việc, từ đó đảm bảo sự hiệu quả và tính minh bạch trong toàn chu kỳ sống của sản phẩm. Ứng dụng PLM sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý và tối ưu hóa các khía cạnh từ quá trình thiết kế, sản xuất, đến quản lý vận hành và bảo trì của sản phẩm.

Do đó, cả 2 phần mềm đều có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp tuỳ theo mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến.

 

Một số mục tiêu của doanh nghiệp khi chọn triển khai CMMS

  • Tối ưu hoá quản lý tài sản và bảo trì.
  • Giảm thời gian ngừng máy  ngoài kế hoạch do hỏng hóc
  • Giảm chi phí sửa chữa và sự cố khẩn cấp.
  • Tăng sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc.
  • Kéo dài tuổi thọ và giảm tỷ lệ xử lý tài sản.

Một số mục tiêu của doanh nghiệp khi chọn triển khai PLM

  • Tối ưu hoá quản lý vòng đời sản phẩm.
  • Tăng cường theo dõi và quản lý dữ liệu sản phẩm.
  • Cải thiện tích hợp giữa các phòng ban và quy trình liên quan đến sản phẩm.
  • Tăng cường khả năng dự báo và quản lý nhu cầu thị trường.
  • Hỗ trợ quyết định kinh doanh thông qua thông tin chi tiết về sản phẩm.
  • Tối ưu hoá hiệu suất sản xuất và quản lý dự án sản phẩm.
  • Đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ trong quản lý sản phẩm.

Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, việc lựa chọn giải pháp phần mềm phù hợp – CMMS hoặc PLM – sẽ giúp tối ưu hóa quản lý sản phẩm và tài sản, phản ánh chiến lược phát triển của doanh nghiệp và đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.