Các doanh nghiệp nào nên triển khai CMMS để quản lý bảo trì tài sản ?

Các doanh nghiệp nào nên triển khai CMMS để quản lý bảo trì tài sản ?

1. Các doanh nghiệp nào nên triển khai CMMS

Khi tư vấn và triển khai giải pháp phần mềm quản lý bảo trì CMMS, Vietsoft thường nhận được những quan tâm từ khách hàng: “Các doanh nghiệp nào nên triển khai CMMS ? hay CMMS mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp ?

Về cơ bản phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS như Ecomaint là một giải pháp quản lý tài sản và bảo trì toàn diện phù hợp cho mọi doanh nghiệp có sở hữu máy móc thiết bị và đang gặp khó khăn trong công tác bảo trì hiệu quả. Phần mềm còn là một giải pháp mạnh mẽ giúp cho các kỹ thuật viên đơn giản và tự động hóa mọi tác vụ bảo trì (từ lập lịch bảo trì, lên kế hoạch, quản lý yêu cầu công việc đến báo cáo và đánh giá hiệu quả công việc).

Nhưng nếu cần cân nhắc những nhóm doanh nghiệp nào nên triển khai CMMS, Vietsoft nhận thấy rằng đó chính là những doanh nghiệp lớn với số lượng tài sản thiết bị lớn và có giá trị cao. Tiêu biểu như một số nhóm doanh nghiệp sau:

a. Các doanh nghiệp sản xuất

Đây cũng là nhóm khách hàng lớn nhất của phần mềm CMMS hiện nay chiến đến hơn 65% số lượng doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm.  Đặc thù của những doanh nghiệp trong lĩnh vực này chính là thường sở hữu một lượng lớn dây chuyền, máy móc sản xuất đắt tiền và đồ sộ. Do đó, việc triển khai phần mềm quản lý bảo trì CMMS Ecomaint chính là chìa khoa để giúp các doanh nghiệp này vận hành sản xuất ổn định, đảm bảo được chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất thông qua việc cắt giảm ngừng máy và hỏng hóc đột xuất phát sinh.

 

b. Ngành khai khoán và năng lượng

Đây cũng là một lĩnh vực sử dụng nhiều thiết bị đồ sộ và bị thiệt hại nặng nề khi phát sinh ngừng máy. Bên cạnh đó, do tính chất công việc có nhiều rủi ro và thường gây thiệt hại nghiêm trọng khi có sự cố xảy ra khi máy móc hỏng hóc. Do đó Phần mềm quản lý bảo trì CMMS là một giải pháp thiết yếu, không chỉ giúp đảm bảo các tài sản của doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định, mà còn là chìa khóa giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đảm bảo các quy tắc an toàn lao động.   

 

c. Ngành giao thông vận tải

Các doanh nghiệp trong ngành này (công ty taxi, công ty giao hàng, xí nghiệp xe khách, các hãng tàu, hãng hàng không, doanh nghiệp Logistic,…) thường duy trì một lượng lớn thiết bị giao thông vận tải với tần suất hoạt động cao và phạm vi hoạt động trải rộng về mặt địa lý. Bên cạnh đó là áp lực phải đảm bảo an toàn cho hành khách và các hàng hóa họ vận chuyển mà vẫn phải đảm bảo tiến độ lịch trình. Do đó nếu các phương tiện này không hoạt động ổn định sẽ khiến doanh nghiệp gặp phải nhiều rủi ro lớn và thậm chí là những thiệt hại kinh tế, con người khổng lồ. Đây chính là lúc mà một giải pháp phần mềm quản lý bảo trì CMMS thật sự trở nên hữu ích. Không chỉ giúp các doanh nghiệp này quản lý việc sử dụng của tất cả hệ thống các phương tiện họ sở hữu, phần mềm còn cho phép các doanh nghiệp tính toán khấu hao, lên phương án bảo trì hợp lý nhất để có được một sự đảm bảo an toàn tốt nhất.

 

d. Ngành y tế và chăm sóc sức khỏe

Có thể nói máy móc và con người cũng giống như nhau, nếu không được kiểm tra tình trạng và chăm sóc sức khỏe thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh tật. Do đó, chính các nhân viên y tế phải là người hiểu rõ hơn bất cứ ai về ý nghĩa của phần mềm CMMS đối với các trang thiết bị tài sản y tế của họ. Bởi lẽ, y tế và chăm sóc sức khỏe con người là 1 lĩnh vực tác động trực tiếp đến sức khỏe thậm chí sinh mạng người bệnh. Do đó, lĩnh vực này đòi hỏi một sự chính xác cao không chỉ với tay nghề y bác sĩ mà còn cả với thiết bị bị mà họ sử dụng. Chỉ một thiết bị xét nghiệm không chính xác làm các bác sĩ không chuẩn đoán đúng tình trạng bệnh nhân, hay một thiết bị cấp cứu không hoạt động khi cần cấp cứu khẩn cấp cho 1 bệnh nhân ? Đó là những rủi ro mà CMMS có thể giúp các tổ chức y tế, chăm sóc sức khỏe có thể phòng tránh. Bên cạnh đó với cơ chế nhắc việc qua email hoặc tin nhắn SMS, nhân viên bảo trì có thể kịp thời có mặt để sửa chữa, thay thế gấp khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra, đồng thời các dữ liệu hỏng hóc, sự cố cũng được ghi nhận lại như  1 bệnh án để làm tư liệu tham khảo lâu dài.

 

e. Cơ sở hạ tầng

Các tòa nhà, chung cư, văn phòng, khu giải trí công cộng, đường xá, cầu cống đều sẽ xuống cấp dần theo thời gian sử dụng, do đó để tăng tuổi thọ sử dụng của các công trình này, đòi hỏi những doanh nghiệp quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng cần phải có một giải pháp CMMS hiệu quả. Đây cũng là chìa khóa giúp họ gia tăng chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn, kịp thời có mặt bất cứ khi nào khách hàng yêu cầu xử lý sửa chữa đột xuất.

 

2. Một phần mềm – vạn doanh nghiệp

Vietsoft hy vọng bài viết giúp người đọc hiểu được những doanh nghiệp nào nên triển khai CMMS để có được hiệu quả tốt nhất. Có thể nói Phần mềm quản lý và bảo trì CMMS hoàn toàn là một giải pháp tối ưu và thiết yếu, với vạn ích thiết thực cho mọi doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Các lợi ích mà phần mềm mang lại có thể kể đến như:

  • Tăng năng suất sử dụng OEE và tuổi thọ của tài sản
  • Giảm chi phí bảo trì, giảm hao tổn phát sinh do hỏng hóc
  • Giảm thời gian ngừng máy của thiết bị
  • Tăng chất lượng sản phẩm sản xuất và dịch vụ.
  • Giảm rủi ro mất an toàn do thiết bị tài sản không vận hành tốt
  • Cung cấp đầy đủ thông tin giúp ra quyết định bảo trì chính xác
  • Cải thiện tồn kho, quản lý vật tư phụ tùng hiệu quả.

Để tìm hiểu rõ hơn về những lợi ích mà phần mềm mang lại, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ cùng Vietsoft. Đội ngũ kỹ thuật viên và chăm sóc khách hàng của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tốt nhất, giúp doanh nghiệp có thể dễ tiếp cận và khai thác tối đa lợi ích mà phần mềm CMMS mang lại.