Các điểm yếu trong bảo trì của doanh nghiệp không có CMMS – Kỳ 1

Quản lý tài sản và bảo trì có một vai trò rất quan trọng với năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Với việc triển khai phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS sẽ giúp tạo cơ sở thuận lợi và tăng đáng kể khả năng quản lý tài sản và bảo trì của doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề cho việc phân tích các điểm yếu trong bảo trì của doanh nghiệp và đánh giá KPIs với công tác bảo trì.

Bài viết sẽ tổng kết các yếu tố chính khiến cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn cầu đã quyết định lựa chọn triển khai CMMS vào hệ thống quản lý bảo trì tài sản của họ. Tất cả thông tin dựa trên kết quả từ 24 cuộc kiểm toán bảo trì do công ty tư vấn bảo dưỡng Navaltik Management – một công ty Bồ Đào Nha thành lập từ những năm 1981 – thực hiện.

Các điểm yếu trong bảo trì của doanh nghiệp không có CMMS

1. Vai trò của dữ liệu và thông tin trong tổ chức quản lý bảo trì

Có thể nói việc xác định được các dữ liệu như chi phí phát sinh do ngừng máy hay tỷ lệ phát sinh bảo trì đột xuất là những tiêu chuẩn để đánh giá chính xác về năng lực bảo trì của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tận dụng được những thông tin này sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng các chiến lược bảo trì phù hợp với thực tế. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng “70% doanh nghiệp, tổ chức tin rằng việc ra quyết định bảo trì hay xây dựng chiến lược bảo trì đều phải dựa trên các dữ liệu và thông tin thực tế”

Có thể nói dữ liệu và thông tin bảo trì chính là nền tảng cho mọi hệ thống quản lý bảo trì đang hoạt động hiệu quả trên toàn cầu. Khi xây dựng được một hệ thống dữ liệu và thông tin bảo trì đầy đủ, giúp doanh nghiệp nắm rõ hệ thống bảo trì và tài sản của mình, doanh nghiệp đó sẽ có khả năng luôn đưa ra những quyết định quản trị tài sản tối ưu nhất dựa trên phân tích thực tế.

2. Thu thập dữ liệu thông qua kiểm toán bảo trì

Để thu thập các dữ liệu bảo trì thực tế của mỗi doanh nghiệp đều cần có một quá trình kiểm toán thực tế. Đó cũng là bước khởi đầu để cải tiến hệ thống bảo trì của bất kỳ doanh nghiệp nào, thông qua xác định tất cả những vấn đề về bảo trì và quản lý tài sản mà doanh nghiệp đang gặp phải cùng những nguyên nhân gây ra chúng. Từ đó sẽ tiến hành đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục hoặc cải thiện các vấn đề này.

Kiểm toán bảo trì là một hoạt động cần thiết giúp doanh nghiệp xác định được các điểm mạnh và điểm yếu bảo trì đang tồn đọng. Quá trình này cần diễn ra một cách bài bản. Đầu tiên phải tiến hành chuẩn đoán, đi sâu vào phân tích mọi khía cạnh trong hệ thống quản lý tài sản và bảo trì. Sau quá trình này, phải đưa ra được những góp ý mang tính xây dựng khách quan và các khuyến nghị đề xuất cải tiến phù hợp. Từ đó tiến hành tối ưu hóa các quy trình quản lý hiện có hoặc xây dựng thêm các quy trình mới bổ sung.

Kết quả được trình bày trong bài viết này được tổng hợp từ hơn 100 điểm (tiêu chí) đánh giá đã được thu thập qua 24 cuộc kiểm toán của Navaltik Management.

3. Các kết quả thu thập được từ kiểm toán bảo trì

Quá trình kiểm toán của Navaltik Management đã cho thấy các điểm yếu trong bảo trì phổ biến của doanh nghiệp (>50% doanh nghiệp tham gia kiểm toán mắc phải) hiện nay gồm có:

74% doanh nghiệp không chuẩn bị danh sách nhân sự, vật tư phụ tùng hoặc nhà cung cấp dịch vụ sẽ cần thiết cho các công tác bảo trì sắp diễn ra.

71% doanh nghiệp không có tính toán chi phí bảo trì thực tế định kỳ hằng quý hoặc hằng năm.

70% doanh nghiệp không sử dụng hệ thống CNTT hoặc phần mềm CMMS để ghi lại yêu cầu công việc bảo trì.

67% doanh nghiệp không thể đưa ra quyết định thay mới hay bảo trì tài sản dựa trên lịch sử của thiết bị đó

67% doanh nghiệp không thể ghi nhận được mối liên hệ giữa các tài sản thiết bị với các vật tư phụ tùng cần thiết cho chúng.

65% doanh nghiệp không có hoặc có nhưng không phân tích lịch sử bảo trì tài sản của họ để tối ưu hóa công tác bảo trì.

63% doanh nghiệp không ghi nhận lại các tài nguyên đã sử dụng sau khi hoàn tất công tác bảo trì.

63% doanh nghiệp có hệ thống quản lý tồn kho vật tư tách biệt với công tác bảo trì.

62% doanh nghiệp không kiểm soát được mức tồn kho vật tư cần thiết hoặc không có ngưỡng tồn kho tối thiểu, tối đa cho mỗi loại vật tư quan trọng.

58% doanh nghiệp không sở hữu bộ chỉ số đánh giá KPIs bảo trì.

56% doanh nghiệp có các yêu cầu bảo trì không được ghi nhận bởi khách hàng hoặc nhân viên sản xuất.

53% doanh nghiệp không kiểm soát được công việc hằng ngày mà đội ngũ bảo trì của họ thực hiện.

52% doanh nghiệp được kiểm toán không có đầy đủ các tài liệu kỹ thuật, danh sách tính năng của tài sản thiết bị do họ sở hữu.

Ngoài ra còn nhiều điểm yếu trong bảo trì của doanh nghiệp khác nữa, nhưng phạm vi bài viết sẽ không đề cập đến do mức độ phổ biến của chúng không cao để phân tích. Dựa vào những điểm yếu này, các chuyên gia đã đưa ra 5 yếu tố chính liên quan đến chúng khiến các doanh nghiệp quyết định áp dụng CMMS. Các yếu tố này được đưa ra dựa trên mức độ quan trọng của chúng và khả năng giải quyết các điểm yếu mà kết quả kiểm toán đã đưa ra khi áp dụng CMMS.