Bài 1 Chi phí bảo trì hiện đại

“Bảo trì lạc hậu và ngừng        máy gây thiệt hlớn, ảnh hưởng đáng kể đến 

sự phát triển bền vững của doanh nghiệp” 

 

1. Chi phí bảo trì

         Trong bảo trì hiện đại, chi phí bảo trì gồm hai thành phần: chi phí bảo trì trực tiếp (còn gọi là chi phí bảo trì hữu hình hay chi phí ẩn) và chi phí bảo trì gián tiếp (còn gọi là chi phí bảo trì vô hình).

1.1.   Chi phí bảo trì trực tiếp

          Chi phí bảo trì trực tiếp được dùng để chi trả trực tiếp và lưu lại trong hồ sơ kế toán của công ty, bao gồm:

  • Chi phí cho lương nhân viên.
  • Chi phí cho thưởng nhân viên.
  • Chi phí cho đào tạo, huấn luyện.
  • Chi phí cho quản lý bảo trì.
  • Chi phí cho vật tư bảo trì.
  • Chi phí cho dụng cụ bảo trì.
  • Chi phí cho thiết bị bảo trì.
  • Chi phí cho thuê ngoài dịch vụ bảo trì.
  • Chi phí cho cải tiến thiết bị.

1.2   Chi phí bảo trì gián tiếp

         Chi phí bảo trì gián tiếp là những khoản chi phí doanh nghiệp phải trả hoặc mất đi vì các tổn thất, thiệt hại khi ngừng máy. Chi phí này phần lớn là từ chi phí thời gian ngừng máy.

 

 

1.3.   Chi phí chu kỳ sống

        Chi phí chu kỳ sống (Life Cycle Costs – LCC) bao gồm tất cả chi phí mà doanh nghiệp phải trả hoặc mất đi từ lúc mua máy đến khi thanh lý máy.

     Chi phí chu kỳ sống thường bằng từ 4 đến 40 lần giá mua máy ban đầu, vì vậy ở các nước và doanh nghiệp có hiểu biết, khi đầu tư ban đầu vào mua máy mới người ta sẽ tính LCC của những nhà cung cấp khác nhau và ra quyết định mua máy của nhà cung cấp nào có LCC thấp nhất.

  LCC được tính như sau:

      LCC = CI + NY (CO + CM + CS)

Trong đó:

  • Chi phí đầu tư (CI): bao gồm chi phí mua máy hoặc hệ thống thiết bị; chi phí đầu tư cho hạ tầng phục vụ vận hành máy; chi phí cho đào tạo và huấn luyện; chi phí cho tài liệu kỹ thuật; chi phí cho phụ tùng thay thế; …
  • Số năm (NY): số năm dự kiến sử dụng máy cho đến khi thanh lý
  • Chi phí vận hành (CO): bao gồm chi phí cho vật tư, con người, năng lượng, xử lý môi trường, các chi phí vận hành khác, ….
  • Chi phí bảo trì (CM): bao gồm các loại chi phí bảo trì thế hệ từ thứ 1 đến thứ 4, cho vật tư, dụng cụ, máy móc bảo trì và con người.
  • Chi phí ngừng máy (CS): đây là phần có thể chiếm đến 80% LCC, nhưng ít được biết đến, chiếm phần lớn trong chi phí bảo trì vô hình.

    Chi phí chu kỳ sống thường được dùng để:

  •         Làm cơ sở để lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định mua sắm máy móc, thiết bị.
  •         Làm cơ sở để bộ phận bảo trì trong doanh nghiệp nhận ra cần cải tiến những gì để giảm LCC, nghĩa là giảm chi phí ngừng máy.
  •       Làm cơ sở để những nhà cung cấp nhận ra cần cải tiến những gì để tăng độ tin cậy của máy móc, thiết bị nhằm giảm LCC, nghĩa là giảm chi phí ngừng máy cho khách hàng, là doanh nghiệp, cũng là tăng cơ hội để có hợp đồng với khách hàng.
  • 1.1.4   Chi phí thời gian ngừng máy

Chi phí thời gian ngừng máy (downtime), gọi tắt là chi phí ngừng máy, là những chi phí, thiệt hại, tổn thất phát sinh do ngừng máy và ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động khác của một doanh nghiệp, công ty.

 

Các cơ sở công nghiệp lớn mất năng suất sản xuất hơn một ngày mỗi tháng và hàng trăm triệu đô la mỗi năm do hư hỏng máy, theo một báo cáo mới được công bố bởi Senseye, công ty quản lý sức khỏe máy móc được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

 

Báo cáo chi phí thời gian ngừng máy thực chia sẻ những phát hiện từ một nghiên cứu về 72 công ty sản xuất và công nghiệp đa quốc gia lớn. Báo cáo tiết lộ rằng, trung bình, các nhà máy lớn mất 323 giờ sản xuất mỗi năm. Chi phí trung bình do mất doanh thu, phạt tài chính, thời gian nhân viên nhàn rỗi và khởi động lại dây chuyền là 532.000 USD/giờ, lên tới 172 triệu USD/nhà máy hàng năm.

 

Alexander Hill, giám đốc chiến lược toàn cầu của công ty Senseye, thuộc tập đoàn Siemens, nhận xét: “Thời gian ngừng máy ngoài kế hoạch là lời nguyền của ngành công nghiệp. Khi dây chuyền sản xuất và máy móc đắt tiền ngừng hoạt động, các tổ chức ngừng kiếm tiền và những khoản đầu tư đó bắt đầu gây tốn kém thay vì làm ra tiền. Chi phí có thể tăng vọt lên hơn 100.000 USD mỗi giờ đối với các nhà sản xuất lớn ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp”.

 

Jim Davison, giám đốc khu vực miền Nam nước Anh của Make UK, người đại diện cho các nhà sản xuất ở Anh, nhận xét: “Một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất phải đối mặt là làm sao giảm lượng thời gian ngừng máy ngoài dự kiến”.

 

Việc áp dụng số hoá công tác quản lý bảo trì tài sản sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản lớn chi phí bảo trì và các thiệt hại do sự cố ngừng máy mang lại. Nếu doanh nghiệp khai thác tốt lợi ích công tác quản lý bảo trì thiết bị sẽ giúp doanh nghiệp tránh tình trạng gián đoạn sản xuất trong thời gian sớm nhất.

 

 

Xem thêm giải pháp quản lý bảo trì tài sản Vietsoft EcoMaint tại đây.