Hạn chế sự lây lan của Virus Corona 2019-nCoV bằng CMMS

Virus Corona 2019-nCoV gây chết người hàng loạt và tạo ra khủng hoảng y tế toàn cầu tại Vũ Hán nói riêng và toàn cầu nói chung đang là một tin tức được quan tâm hàng đầu, đồng thời xuất hiện ở khắp mọi nơi trong những ngày vừa qua. Không chỉ chính phủ các nước, ngành y tế mà các ngành hàng không, du lịch, truyền thông và toàn xã hội đều đang nỗ lực để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa sự lây lan của virus.

Với nỗi sợ hãi lan rộng ở mức độ chưa từng có, việc có khả năng nhanh chóng xác định và ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này là rất quan trọng. Để làm được điều này cần có sự hỗ trợ từ các kiến ​​thức chuyên môn và các thiết bị chuyên dụng là không thể thiếu, đồng thời cần đảm bảo được chất lượng các trang thiết bị này luôn ở trạng thái tốt nhất, sẵn sàng phục vụ 24/24 ngay khi cần đến.

1. Virus Corona 2019-nCoV gây chết người như thế nào?

Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.

Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh có thể là sốt, sau đó ho khan; sau một tuần sẽ dẫn đến khó thở. Thông thường cứ  bốn người nhiễm bệnh thì có một trường hợp được cho là nghiêm trọng. Hiện tại, vi rút đã gây nhiễm bệnh và tử vong cho nhiều người, chủ yếu là người lớn tuổi và có bệnh nền. Thông tin từ Bộ Y tế Trung Quốc cho biết, người trẻ nhất tử vong do chủng virus này là 36 tuổi, còn người già nhất là 89 tuổi. Một số nhà nghiên cứu lo ngại khi vi rút Corona mới lây lan, nó có thể đột biến để phát tán nhanh hơn hoặc dễ gây bệnh hơn cho người trẻ.

2. Tỉ lệ tử vong do Virus Corona 2019-nCoV là bao nhiêu ?

Tính đến ngày 2/2/2020 hiện đã có có 362 người chết trên tổng số 17.387 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu. Trong khi khoảng 180 người đã được xác nhận mắc bệnh tại 26 mắc tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc lục địa. Tại Việt Nam, tính đến 18h ngày 3/2 đã ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 1 trường hợp được xét nghiệm dương tính ngày 3/2.

Ở giai đoạn này, chúng ta chưa thể biết được tỉ lệ tử vong cụ thể do virus nCoV-2019 gây ra, vì không biết được số người bị lây nhiễm thực sự.

Hôm thứ Ba 28/01/2020, bộ trưởng y tế Pháp Agnès Buzyn cho rằng tỉ lệ tử vong « dưới 5% ». Tỉ lệ này mỗi ngày lại giảm bớt vì có nhiều ca nhiễm bệnh mới hơn là ca tử vong. Trước đó, chỉ có hai nạn dịch gây chết nhiều người do virus dòng corona gây ra : dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (hội chứng hô hấp Trung Đông).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch SARS năm 2002-2003 đã làm 774 người chết trên thế giới trong số 8.096 ca mắc bệnh (tỉ lệ tử vong 9,5%). Còn dịch MERS thì vẫn chưa kết thúc, với 858 bệnh nhân chết trên 2.494 trường hợp bị lây nhiễm (tỉ lệ tử vong 34,5%).

Cũng theo bà Buzyn, virus corona mới « làm chết người ít hơn SARS và MERS, nhưng lây nhiễm nhiều hơn ».

3. Mức độ lây nhiễm của Virus Corona 2019-nCoV như thế nào ?

Nhiều chuyên gia khác nhau đã cố gắng ước lượng số người bị một bệnh nhân lây cho. Được gọi là « tỉ lệ tái sinh căn bản » (R0), thông số này rất quan trọng để ngăn chận dịch bệnh. Có nhiều tỉ lệ được đưa ra từ 1,4 đến 3,8, mà theo giải thích của giáo sư David Fisman, đại học Toronto thì như vậy khá thấp.

Tuy nhiên các nhà khoa học Trung Quốc lại ước lượng cao hơn, theo đó một người bệnh có thể lây cho hơn 5 người khác. J.Stephen Morrison, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington nhận định : « Nếu tỉ lệ này được xác định, có thể giải thích một phần vì sao số trường hợp lây nhiễm gia tăng nhanh chóng tại Trung Quốc ».

Trong cuộc họp báo diễn ra lúc gần 3h sáng 31-1 (giờ VN) ở Geneva (Thụy Sĩ), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới (2019-nCoV) từ Trung Quốc là “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” hay Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC). Đây là PHEIC là một khái niệm chỉ dùng cho những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải chung tay hành động.

Động thái này của WHO diễn ra khi số ca nhiễm 2019-nCoV gây bệnh viêm phổi cấp đã gia tăng như vũ bão lên đến hơn 8.200 ca, vượt qua số ca nhiễm SARS (Hội chứng Hô hấp cấp nặng) giai đoạn 2002-2003.

“Trong các tuần vừa qua, chúng tôi đã chứng kiến tình trạng khẩn cấp của một mầm bệnh chưa từng biết trước đó và bùng phát chưa từng có tiền lệ. Và mầm bệnh này cũng đã được nhiều nước phản ứng cũng theo cách chưa từng có tiền lệ” – Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói tại họp báo.

“Việc chúng tôi lo ngại nhất là khả năng virus này lan truyền đến các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém hơn” – Tổng giám đốc WHO nói.

Đừng để quản lý tài sản y tế kém trở thành lý do khiến virus Corona 2019-nCoV  lây lan

Có thể nói các nơi tiếp nhận, điều trị bệnh nhân có một vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn chặn khi một tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu PHEIC xảy ra. Nhất là với những dịch bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng như virusCorona 2019-nCoV hiện nay.

Trong đại dịch Ebola 2014, tại Texas, nơi trường hợp đầu tiên ở Mỹ được chẩn đoán bệnh vào ngày 30 tháng 9 năm 2014, Thống đốc bang này đã công bố thành lập hai cơ sở ngăn chặn thảm họa sinh học mới để chống lại dịch bệnh. Tương tự vậy, lãnh đạo Trung Quốc cũng đã nhanh chóng cho xây dựng 2 bệnh viện dã chiến với sức chứa 1000 và 1300 người bệnh tại thành phố Vũ Hán trong vòng chưa đầy 10 ngày ngay khi xác nhận đại dịch nCoV-2019 bùng phát tại nước này.

Các cơ sở điều trị và khám chữa bệnh này chính là những phòng tuyến đầu tiên giúp điều trị và ngăn ngừa sự lan rộng của bệnh dịch ra cộng đồng. Do đó đòi hỏi các y bác sĩ tại đây phải luôn được trang bị các trang thiết bị y tế đầy đủ và tốt nhất. Từ các dụng cụ cơ bản: đồ bảo hộ, găng tay phẫu thuật, khẩu trang y tế, cho đến các thiết bị theo dõi, chẩn đoán, lọc và khử trùng hiện đại.

Song có một thực tế đáng buồn đó là Các quan chức Trung Quốc đã thừa nhận rằng họ đang gặp khó khăn trong việc đối phó với dịch bệnh. Trong một cuộc họp báo tuần trước, uỷ ban y tế Vũ Hán cho biết có rất nhiều bệnh nhân không có giường, và đã chỉ định một số cơ sở khác để người bệnh đến điều trị. Các bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân, trong khi người dân không thể mua khẩu trang và thuốc trị cảm cúm ở các nhà thuốc. Điều tệ hơn là 3 công ty sản xuất thiết bị y tế của Trung Quốc vừa thông báo họ không có khả năng sản xuất đủ bộ xét nghiệm virus Corona 2019-nCoV. Chính phủ Trung Quốc đang dựa vào một hệ thống y tế vốn thường xuyên bị quá tải về nhân lực và cả các trang thiết bị, ngay cả khi không có dịch. Đó không chỉ là thực trạng đang diễn ra tại Trung Quốc mà còn là hiểm họa tiềm ẩn cho nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam khi nền y tế vẫn thường xuyên lâm vào tình trạng quá tải trong những năm gần đây.

Điều đó không chỉ nằm ở việc nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực y tế chưa đủ so với nhu cầu hiện nay mà còn nằm ở việc quản lý sử dụng và bảo trì các trang thiết bị y tế chưa được quan tâm đúng mức. Theo một kết quả kiểm toán các bệnh viện ở 11 tỉnh thành tại Việt Nam trong năm 2017 đã cho thấy có hơn 1.200 trang thiết bị y tế hỏng hoặc hiệu quả sử dụng thấp với tổng giá trị hơn 371 tỷ đồng.

Một thiết bị  y tế hiện đại có thể giúp chữa trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân nhưng điều này chỉ đúng khi chất lượng của nó được đảm bảo tốt nhất. Giống như các chương trình Không gian của NASA, đôi khi chỉ cần một lỗi, một rò rỉ, một thiết bị thất bại khiến nhiều người gặp rủi ro sinh mạng. Việc áp dụng một giải pháp phần mềm CMMS để quản lý bảo trì tài sản y tế sẽ giúp các đơn vị y tế đảm bảo rằng:

  • Hiểu rõ được tình trạng các trang thiết bị y tế của họ, điều kiện và lịch sử vận hành, từ đó tránh được các hỏng hóc phát sinh do hoạt động quá tải hay vận hành kéo dài trong những điều kiện không phù hợp.
  • Các trang thiết bị luôn trong trạng thái sẵn sàng phục vụ tốt nhất khi cần đến
  • Có các biện pháp bảo trì, thay thế và bổ sung thêm trang thiết bị kịp thời trước khi phát sinh tình trạng hỏng hóc hoặc quá tải trang thiết bị chữa trị.
  • Gia tăng tuổi thọ vận hành giúp giảm nhu cầu thay thế bổ sung trang thiết bị mới.
  • Hạn chế các rủi ro trong chữa trị, chuẩn đoán phát sinh do sai sót của trang thiết bị.

Điểm mấu chốt là đừng để khủng hoảng xảy ra rồi mới đổ tiền bạc, thiết bị và công nghệ vào nó. Hãy đối mặt với những điểm yếu trong hệ thống y tế để khắc phục và giải quyết những rủi ro trước khi có thể phát sinh khủng hoảng. Bởi lẽ bao giờ “Phòng bệnh” cũng tốt hơn “chữa bệnh” và “Phòng rủi ro” thì sẽ tốt hơn là “giải quyết khủng hoảng” khi đã phát sinh.