1.Việc phân loại TSCĐ chưa thống nhất với tính chất tham gia của TSCĐ
“ TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp”. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn thì việc phân loại TSCĐ nhất thiết phải có độ chính xác cao, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
Một TSCĐ hữu hình khi được đưa vào sử dụng sẽ luôn tuân thủ tối đa các điều kiện của kỹ thuật để đảm bảo hoạt động tốt nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, các loại TSCĐ không thể hạn chế được sự ăn mòn do tác động của các yếu tố tự nhiên như thời tiết, khí hậu và môi trường nhưng doanh nghiệp lại không thể bỏ qua điều này. Ở góc độ quản lý, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ sử dụng tài sản, từ đó sẽ có chính sách quản lý cũng như thu hồi vốn đầu tư cho TSCĐ hữu hình một cách hợp lý.
2. Phương pháp khấu hao TSCĐ bất hợp lý
Trong các khâu quản lý tại doanh nghiệp thì có thể nói công tác quản lý kế toán TSCĐ là một trong những mắt xích quan trọng nhất. Quản lý và sử dụng tốt TSCĐ không chỉ có tác dụng nâng cao chất lượng năng lực hoạt động, tiết kiệm vốn mà còn là một biện pháp quan trọng khắc phục những tổn thất do hao mòn TSCĐ gây ra.
Theo thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính quy định việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, trên thực tế thì doanh nghiệp vẫn tính khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng. Việc tính khấu hao này không phải là sai sót nghiêm trọng nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chi phí, giá thành, lợi nhuận của doanh nghiệp ở kỳ có biến động tăng hoặc giảm TSCĐ.
Để giảm tải khó khăn cho bộ phận kế toán, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán online có nghiệp vụ kế toán TSCĐ để: Ghi tăng, Ghi giảm, Đánh giá lại, Điều chuyển, Kiểm kê, Tính khấu hao. Phần mềm đáp ứng nhiều phương pháp tính khấu hao: Đường thẳng, Số dư giảm dần, Theo sản lượng sản phẩm, dịch vụ và tuân thủ đúng các quy định của nhà nước về quản lý và sử dụng TSCĐ như: Thông tư 203/2009/TT-BTC, Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Đặc biệt, phần mềm quản lý TSCĐ theo từng phòng ban, bộ phận, phân bổ chi phí khấu hao cho từng đối tượng sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm hoặc tính lãi lỗ theo bộ phận, phòng ban.
3. Xác định sai nguyên giá, giá trị hao mòn và khẩu hao TSCĐ
Lỗi này xuất phát từ việc kế toán kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào khi đầu tư TSCĐ nhưng không đủ điều kiện được khấu trừ. Điều này sẽ dẫn đến việc xác định sai nguyên giá, giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ, ảnh hưởng đến chi phí, kết quả hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
4. Tính sai chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Giá trị gia tăng quyết toán nâng cấp TSCĐ thành sửa chữa lớn TSCĐ. Chi phí nâng cấp TSCĐ được quyết toán tăng nguyên giá TSCĐ nó sẽ ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ. Sửa chữa lớn TSCĐ dù là sửa chữa lớn theo kế hoạch (trích trước chi phí sửa chữa), hay sửa chữa lớn ngoài kế hoạch (phân bổ dần chi phí sửa chữa) thì việc quyết toán chi phí sửa chữa chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh mà không ảnh hưởng đến khấu hao TSCĐ.
Theo quy định hiện hành thì sửa chữa TSCĐ là công việc bảo dưỡng, thay thế các chi tiết, bộ phận của TSCĐ nhằm khôi phục khả năng hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn như thiết kế ban đầu của TSCĐ; nâng cấp TSCĐ là công việc cải tạo, xây lắp, đầu tư bổ sung cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng, tác dụng của TSCĐ so với thiết kế ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng hay làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước khi nâng cấp.
Với phương pháp kế toán nâng cấp TSCĐ theo chế độ kế toán hiện hành, nguyên giá TSCĐ sau nâng cấp bằng nguyên giá ban đầu của TSCĐ cộng chi phí nâng cấp thực tế; còn giá trị tính khấu hao – hao mòn của TSCĐ sau nâng cấp được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐ được nâng cấp cộng chi phí nâng cấp thực tế.
5. Hệ thống kiểm soát phụ tùng và tồn kho
hệ thống những chỉ tiêu như nguyên giá, giá trị hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại, sức sản xuất, tỷ suất hao phí hay tỷ suất sinh lời của TSCĐ… là những chỉ tiêu mang tính quá khứ và mọi đối tượng đều có thể biết khi nghiên cứu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đưa ra các quyết định như thay thế máy móc thiết bị, dây chuyền cũ bằng máy móc, thiết bị, dây chuyền mới hoặc cải tạo hay nâng cấp để tăng khả năng sản xuất – kinh doanh thì những thông tin đó là chưa đủ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Để có thể đưa ra được những quyết định này, đòi hỏi nhà quản trị phải có thông tin phân tích kết quả kinh doanh trong quá khứ, hiện tại, từ đó đưa ra phương án lựa chọn thích hợp.
Như vậy, thông tin do kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng cung cấp có ý nghĩa thiết thực với mọi đối tượng có lợi ích liên quan từ hoạt động của doanh nghiệp. Khi được tổ chức tốt thì nó sẽ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị trong các doanh nghiệp.
Tóm lại: Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, do đó việc quản lý tài sản cố định một cách chặt chẽ, chi tiết luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Chức năng quản lý tài sản cố định có trên phần mềm quản lý tài sản và bảo trì không những đảm bảo đầy đủ các quy định về quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp, liên kết với module kế toán trong việc hạch toán tài khoản, mà còn hỗ trợ giải quyết nhiều bài toán quản trị.
Sưu tầm internet