15 ưu nhược điểm của hệ thống quản lý tài sản Vietsoft EcoMaint

15 ưu nhược điểm của hệ thống quản lý tài sản Vietsoft EcoMaint

15 ưu điểm và nhược điểm khi triển khai hệ thống quản lý tài sản máy móc thiết bị Vietsoft Ecomaint (CMMS)

Triển khai CMMS (Maintenance Management System) là một quá trình phức tạp và đầy thách thức. Dưới đây là một số lợi ích và rủi ro phổ biến khi triển khai CMMS:

 

Ưu điểm (lợi ích) :

1. Thông tin tích hợp: Dữ liệu được quản lý tập trung đồng bộ giữ các bộ phận.

2.   Hiệu suất và năng suất: Quy trình bảo trì được theo dõi và tối ưu hóa giúp tăng năng suất.

3.   Dữ liệu và báo cáo chính xác: Loại bỏ sự không nhất quán giữ các bộ phận, báo cáo theo thời gian thực

4.  Tăng tuổi thọ của tài sản: Duy trì định kỳ và sửa chữa kịp thời dựa trên dữ liệu và báo cáo từ CMMS giúp kéo dài tuổi thọ của tài sản và giảm chi phí thay thế.

5.   Dự đoán bảo trì: Bằng cách phân tích dữ liệu lịch sử và xu hướng, CMMS có thể hỗ trợ trong việc dự đoán các công việc bảo trì cần thiết trong tương lai và lập kế hoạch cho chúng.

6.  Tăng cường tính sẵn sàng của thiết bị: CMMS cung cấp thông tin đầy đủ về trạng thái của thiết bị, lịch sử bảo trì và báo cáo về hiệu suất hoạt động, từ đó giúp cải thiện tính sẵn sàng và độ tin cậy của thiết bị.

7.   Tối ưu hóa chi phí bảo trì: Bằng cách quản lý tài sản, lập kế hoạch bảo trì và dự đoán sự cố, CMMS giúp giảm thiểu chi phí bảo trì không cần thiết và tối ưu hóa ngân sách.

8.  Quản lý tài sản thông minh: Sử dụng phần mềm quản lý tài sản để tối ưu hóa việc sử dụng tài sản và theo dõi hiệu suất dử dụng để đạt hiệu suất tối đa. Điều này giúp giảm lãng phí tài sản và tối ưu hóa sử dụng tài sản có sẵn.

9.  Tối ưu hóa quản lý kho vật tư phụ tùng: Việc có đủ vật tư và phụ tùng cần thiết trong kho giúp đảm bảo hoạt động sản xuất và bảo trì diễn ra suôn sẻ, ngăn chặn sự gián đoạn vì thiếu vật tư. Quản lý kho tốt giúp tránh lãng phí tài nguyên và chi phí tồn kho không cần thiết, giúp tiết kiệm tiền bạc cho doanh nghiệp.

10.   Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn: CMMS có thể giúp theo dõi và bảo đảm tuân thủ các quy định pháp lý, tiêu chuẩn và quy trình trong quản lý bảo trì.

11.  Hỗ trợ kỹ thuật: Nhắc việc và cung cấp hướng dẫn cho bộ phận bảo trì tránh thực hiện sai quy định (giám sát, bảo trì, hiệu chuẩn kiểm định).

12. Đào tạo và nhận thức: Đảm bảo nhân viên được đào tạo về các khía cạnh liên quan đến bảo trì và kế thừa lịch sử sửa chữa, vận hành.

13. Khả năng mở rộng và tích hợp: Khả năng mở rộng và tích hợp đồng nhất với các hệ thống khác để đáp ứng nhu cầu phát triển của DN.

14. Tạo ưu thế cạnh tranh: Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và đổi mới để tạo được ưu thế cạnh tranh thông qua tối ưu hóa quy trình vận hành.

15. Đặt nền tảng số cho một hệ thống quản lý bảo trì hiệu quả:  Bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance) hay Bảo trì dựa trên mức tiêu thụ năng lượng (Energy-Consumption based Maintenance) đều phải dựa trên nền tảng CMMS.

 

Nhược điểm (rủi ro):

1.    Chi phí triển khai: Chi phí triển khai ban đầu cao, bao gồm phần mềm, phần cứng, đào tạo...

2.    Dữ liệu chuẩn hóa: Doanh nghiệp chưa có dữ liệu , quy trình đầy đủ, việc thực hiện sẽ tốn nhiều thời gian, công sức. Vì vậy việc thực hiện làm dữ liệu có thể là một thách thức.

3.    Thay đổi quy trình công việc: Triển khai CMMS thường đi kèm với việc thay đổi quy trình công việc. Điều này có thể gây ra sự khó chịu và phản đối từ phía nhân viên.

4.    Thời gian triển khai: Quá trình triển khai CMMS có thể kéo dài do chưa có quy trình, dữ liệu.

5.    Yêu cầu và mong muốn quá nhiều: Yêu cầu tùy chỉnh quá nhiều dẫn đến phát sinh chi phí và phức tạp hóa hệ thống quản lý bảo trì.

6.    Vấn đề tích hợp dữ liệu: Có thể phát sinh vấn đề không tương thích, không đồng bộ được dữ liệu với các hệ thống quản lý khác đây cũng là là một thách thức.

7.    Rủi ro về thất bại dự án- mất tiền: Sẽ có rủi ro dự án thất bại nếu không chọn đúng nhà cung cấp. Không lên kế hoạch và không thực hiện đúng.

8.    Quản lý dự án không hiệu quả: Nếu không có kế hoạch quản lý dự án rõ ràng và hiệu quả, có thể gây ra sự chậm trễ, rủi ro và xung đột trong quá trình triển khai.

9.    Ràng buộc từ nhà cung cấp: Bất lới nếu chuyển sang nhà cung cấp khác do sự phụ thuộc vào dữ liệu và tùy chỉnh.

10.  Thách thức về khả năng mở rộng:  Khả năng mở rộng sẽ bị hạn chế nếu nhà cung cấp không đáp ứng xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

11.  Khả năng thích nghi và học hỏi: Một số nhân viên có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng và thích nghi với hệ thống mới, đòi hỏi đầu tư thêm vào quá trình đào tạo.

12.  Thiếu tính linh hoạt: Bất lới nếu đối tác giới hạn không tùy chỉnh, không mở rộng có thể làm trở ngại sự đối với một số yêu cầu cần của Doanh nghiệp.

13.  Rủi ro về an ninh dữ liệu: Rủi ro tìm ẩn của việc xâm phạm dũ liệu nếu biện pháp an ninh mạng không được triển khai đầy đủ.

14. Bảo trì hệ thống: Doanh nghiệp phải tốn chi phí bảo trì để vận hành nâng cấp hệ thống.

15. Rủi ro phụ thuộc vào nhà cung cấp: Nếu nhà cung cấp CMMS gặp vấn đề về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật, có thể ảnh hưởng đến việc triển khai và hỗ trợ sau bán hàng.

 

Trên là chia sẽ kinh nghiệm triển khai phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS của Vietsoft. Để giảm thiểu các rủi ro này, các tổ chức cần phải có một kế hoạch triển khai chi tiết, xác định mục tiêu rõ ràng, chọn một nhà cung cấp CMMS phù hợp, thực hiện kế hoạch triển khai chi tiết, quản lý thay đổi hiệu quả, đồng thời phải có cam kết của lãnh đạo, sự hỗ trợ và cam kết từ lãnh đạo cấp cao là yếu tố quan trọng để thành công của dự án CMMS, vì họ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thay đổi và tạo điều kiện cho việc triển khai thành công.