Triển vọng ngành dệt may năm 2022

Ngành dệt may Việt Nam năm nay đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực chi phí nguyên liệu lạm phát, giá cước vận chuyển tăng và tình trạng thiếu lao động.

Dự báo ngành Dệt may sẽ tiếp tục tăng trưởng năm 2022

Tại Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước tính đạt 39 tỷ USD (+11,2% so với cùng kỳ và +0,3% so với năm 2019), đây là kết quả đáng kể mặc dù có sự gián đoạn kéo dài do chính sách giãn cách xã hội trong quý 3/2021.

 

Sang năm 2022, theo đánh giá của McKinsey (công ty trong lĩnh vực tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh) đề xuất doanh thu thời trang toàn cầu nên đạt 103% -108% mức năm 2019. Tuy nhiên, doanh thu tổng thể dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm tới, với động lực tăng trưởng có thể từ Mỹ và Trung Quốc – khi châu Âu chững lại. Thời trang giá rẻ và cao cấp sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn, vì sự phục hồi dự kiến sẽ không đồng đều giữa các phân khúc giá trị trong khi thị trường trung cấp siết chặt lại.

 

Đồng thời, tính bền vững của chuỗi giá trị tiếp tục có ý nghĩa ngày càng quan trọng đối với các thương hiệu và người tiêu dùng, không chỉ về việc sử dụng nguyên liệu tái chế (open-loop recycling) mà còn với việc tái chế hàng may mặc (tái chế khép kín – closed-loop recycling, giúp giảm thiểu chất thải).

 

SSI Research cho rằng, thị trường dự kiến sẽ vẫn diễn biến phức tạp với những thách thức mới trong bối cảnh tắc nghẽn logistics, sản xuất bị gián đoạn, chi phí vận chuyển cao và tình trạng thiếu nguyên liệu. Những yếu tố này tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào và mất cân đối giữa cung và cầu. Theo đó, người tiêu dùng có thể chịu mức giá cao hơn và các công ty sản xuất có mức biên lợi nhuận thu hẹp.

 

VITAS dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 43 tỷ USD (+10% so với cùng kỳ) theo kịch bản khả quan của SSI Research và giả định dịch bệnh bắt đầu giảm dần trong quý 1/2022 và đạt 41 tỷ USD (+5% so với cùng kỳ) theo kịch bản cơ sở của chúng tôi, dịch bệnh sẽ bắt dầu giảm dần trong quý 2/2022.

 

Ngành sợi bông, sau khi tăng trưởng nhanh trong năm 2021, sẽ dần tìm được điểm cân bằng trong năm 2022. Giá bông đầu vào sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2 quý tới, nhưng khả năng cao sẽ điều chỉnh vào nửa cuối năm 2022.

Dệt may lo thiếu nhân lực để phục hồi sản xuất