Làm sao để bảo trì tài sản hiệu quả ?

Làm sao để bảo trì tài sản máy móc thiết bị trong doanh nghiệp hiệu quả, giúp tăng tuổi thọ thiết bị, giảm chi phí hao tổn, tăng năng suất và an toàn lao động ?

Đây là một trong những mối quan tâm hàng đầu nhưng không hề mới của mọi doanh nghiệp sản xuất. Cũng như con người, để có sức khỏe tốt thì cần được kiểm tra sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện những bất thường phát sinh trong cơ thể và tiến hành điều trị trước khi bệnh tật bộc phát. Các tài sản máy móc cũng vậy, cũng cần được kiểm tra, bảo trì định kì vì mọi hỏng hóc xét đến cùng đều bắt nguồn từ những bất thường dù là nhỏ nhất phát sinh trên các chi tiết máy. Nếu không được bảo trì đúng mức sẽ dẫn đến giảm tuổi thọ và hiệu suất thiết bị, gây nhiều tổn thất lớn về thời gian, chi phí sửa chữa, chi phí thay thế phụ tùng, chi phí mua mới cho doanh nghiệp.

Từ đó có thể thấy vai trò của công tác quản lý tài sản và bảo trì giữ một vai trò hết sức quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Vậy để công tác quản lý tài sản và bảo trì đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần chú ý điều gì ?

Làm sao để bảo trì tài sản hiệu quả ?

1. Xác định rõ ràng các mục tiêu và chiến lược bảo trì

Thông thường, mục tiêu của bảo trì chính là phải đảm bảo các tài sản doanh nghiệp luôn được duy trì trong trạng thái hoạt động tốt nhất với chi phí thấp nhất.

Với mục tiêu đó, công tác bảo trì tài sản cần có các nhiệm vụ chính như sau:

  • Tăng độ tin cậy cho tài sản
  • Tối ưu hóa chi phí vận hành và bảo trì tài sản
  • Tăng độ an toàn khi sử dụng của tài sản
  • Tăng hiệu suất sử dụng của tài sản

Để đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu này, doanh nghiệp cần chọn cho mình các chiến lược và giải pháp bảo trì tối ưu và phù hợp nhất với điều kiện sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp

2. Lựa chọn các phương thức bảo trì phù hợp cho từng loại tài sản

Để lựa chọn hình thức bảo trì phù hợp, doanh nghiệp cần phân loại tài sản thành 2 dạng:

  • Loại tài sản tối quan trọng mang ý nghĩa sống còn đối với an toàn, năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp: Với loại tài sản này cần áp dụng chiến lược bảo trì tình trạng ứng dụng các phương thức theo dõi tình trạng thiết bị như đo rung động, theo dõi nhiệt độ, tiếng ồn… và bảo dưỡng định kì theo lịch trình cụ thể.
  • Loại tài sản quan trọng nhưng có dự phòng, loại tài sản mắt tiền, loại tài sản khó kiếm vật tư bảo dưỡng: Cũng tương tự như loại tài sản trên, các tài sản ở nhóm này cũngcần áp dụng bảo trì theo tình trạng, đồng thời phải lên kế hoạch sửa chữa nhanh chóng khi nhận thấy dấu hiệu hỏng hóc. Trong trường hợp với 1 số dạng hư hỏng không thể theo dõi giám sát tình trạng thì cần áp dụng chiến lược bảo trì cơ hội (tiến hành kiểm tra khi có điều kiện ngừng sử dụng tài sản)
  • Các loại tài sản phụ trợ: đối với các loại tài sản thuộc nhóm này thì có thể áp dụng các chiến lược bảo trì trực tiếp hoặc tiến hành sửa chữa phục hồi. Tuy nhiên với 1 số tài sản có thể gây tốn kém cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khi gặp hư hỏng thì nên áp dụng chiến lược bảo trì định kỳ.
  • Bảo trì lớn toàn bộ nhà máy: là thời điểm để tiến hành kiểm định, bảo trì, sữa chữa mọi tồn đọng hư hỏng phát sinh. Theo quy định phát luật, loại bảo trì này thường áp dụng cho các loại thiết bị tài sản chỉ được phép sửa chữa khi ngừng máy nhiều ngày, những tài sản thiết bị có rủi ro cao cho sự hoạt động của nhà máy.

3. Cơ cấu tổ chức nhân lực thực hiện cộng tác bảo trì

Nhân lực bảo trì đóng một vai trò rất quan trọng vì dù kế hoạch bảo trì  có hoàn hảo đến đâu, nhưng nếu tay nghề kỹ sư bảo trì cũng như kỹ sư giám sát quá kém thì hỏng hóc thậm chí còn  phát sinh nhiều hơn

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhằm thực hiện công tác bảo trì tài sản hiệu quả cần có:

  • Bộ phận lập kế hoạch (Phòng kỹ thuật, Phòng quản lý sản xuất): đội ngũ này sẽ bao gồm nhiều kỹ sư, chuyên gia có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch bảo trì tài sản định kì, kiểm định tài sản, lập kế hoạch vật tư phụ tùng, lên phương án sửa chữa toàn nhà máy.
  • Bộ phận thực hiện công tác bảo trì: đội ngũ này sẽ bao gồm các kỹ sư, nhân viên bảo trì trực tiếp tham gia xây dựng quy trình bảo trì, sửa chữa tài sản (quy trình sẽ bao gồm các bước triển khai, nhân sự phụ trách, nhân sự thống kê, nhân sự kiểm tra giám sát, báo cáo kết quả…)

4. Phương pháp lập kế hoạch bảo trì định kỳ:

Tổng kết lại, lập kế hoạch bảo trì cần dựa trên việc phân loại tài sản. Từ đó, lựa chọn phương thức bảo dưỡng dựa trên thông tin mà nhà sản xuất, nhà cung cấp tài sản đưa ra, tình trạng thực tế của tài sản, số giờ vận hành tài sản, lịch sử bảo trì, sửa chữa gần nhất và các công cụ phân tích tình trạng hiện đại.

Giải pháp phần mềm quản lý tài sản và bảo trì máy móc thiết bị CMMS Ecomaint là một công cụ hỗ trợ đắt lực cho các doanh nghiệp trong việc bảo trì tài sản hiệu quả, giám sát tình trạng thiết bị, tính toán khấu hao tài sản và lập kế hoạch bảo trì tự động.