Hệ thống điều độ sản xuất APS là gì?

Hệ thống điều độ sản xuất APS là gì?

 

1. Vai trò của hệ thống điều độ sản xuất APS là gì?

Hệ thống điều độ sản xuất APS (viết tắt của Advanced Planning and Scheduling) chính là một hệ thống giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và điều độ nâng cao công tác quản trị sản xuất.

Như tên gọi của mình, đây là một hệ thống quản trị sản xuất tối ưu với chức năng chính là hỗ trợ doanh nghiệp phân bổ nguyên vật liệu và các nguồn lực sản xuất một cách tối ưu nhất để có thể cân bằng giữa nhu cầu sản xuất và năng lực thực tế. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao đáng kể hiệu quả vận hành của chuỗi cung ứng và sản xuất của mình.

Ngoài ra, hệ thống APS còn giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về mọi yếu tố trong hệ thống sản xuất bao gồm: tài sản máy móc thiết bị, nhân công, quy trình, nguyên vật liệu và nhiều yếu tố khác. Đồng bộ hóa việc sử dụng các nguồn lực, tài nguyên với các đơn đặt hàng của khách hàng.

 

2. Cấu trúc của một hệ thống điều độ sản xuất APS là gì?

Với chức năng như vậy, hệ thống điều độ sản xuất APS có thể tồn tại như 1 hệ thống vận hành độc lập. Đồng thời vẫn có thể là một phân hệ (module) trong một hệ thống giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP bất kỳ.

Thông thường hệ thống APS sẽ dựa trên 1 quy trình kỹ thuật số với nền tảng là các dữ liệu thông tin mở được tự động thu thập từ đầu vào theo thời gian thực. Sau đó xử lý hoặc gửi đến các hệ thống quản trị tương quan khác. Nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là ra kế hoạch sản xuất nhanh chóng và chính xác nhất.

Với sự giúp đỡ từ các bản kế hoạch của hệ thống APS. Các nhà quản lý sẽ có thông tin và các đề xuất tốt hơn để tham khảo. Từ đó đưa ra phương án tối ưu nhất dựa trên các nguồn lực hữu hạn hiên có.

 

3. Một số tính năng chính của hệ thống APS

Hệ thống APS cho phép doanh nghiệp:

  • Xác định chính xác thờ gian giao hàng cho khách hàng ngay khi đặt hàng hoặc báo giá.
  • Lên kế hoạch sản xuất và vật tư cùng lúc.
  • Tự động điều chỉnh kế hoạch sản xuất một cách linh động.
  • Lập kế hoạch nhanh chóng, loại bỏ sự chậm trễ.
  • Lập kế hoạch sản xuất theo mức độ ưu tiên, thời gian giao hàng…
  •  

4. Hệ thống APS phù hợp cho doanh nghiệp nào.

Có thể nói hệ thống APS chính là công cụ tối ưu giúp quản lý sự phức tạp tại các doanh nghiệp như sau

  • Các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn
  • Những doanh nghiệp MTO (made-to-order, sản xuất theo yêu cầu)
  • Các doanh nghiệp ETO (engineer-to-order, thiết kế theo yêu cầu)
  • Những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao, nhiều thành phần.
  • Các doanh nghiệp sản xuất nhiều dòng sản phẩm tại cùng một nhà máy
  • Những doanh nghiệp có lịch trình và kế hoạch thường xuyên thay đổi.
  • Các doanh nghiệp có nhịp độ sản xuất nhanh chóng và hối hả. Doanh nghiệp thường xuyên phát sinh tăng ca, làm việc ngoài giờ.
  • Những doanh nghiệp có số lượng lớn các công việc, hạnh mục, đơn hàng, trang thiết bị, nhân công tham gia vào công tác sản xuất.

4. Một số hệ thống điều độ sản xuất APS phổ biến

Ngày nay hệ thống APS đã trở nên vô cùng phổ biến trên toàn cầu. Rất nhiều các doanh nghiệp vừa và lớn hiện đang áp dụng thành công các hệ thống APS phổ biến:

  • Oracle Advanced Planning and Scheduling
  • Siemens Opcenter APS
  • Dassault Systemes DELMIA Ortems.
  • Asprova APS.
  • OM Partners APS.
  • ANDON SmartTrack

5. 12 lợi ích thực tiễn mà hệ thống điều độ sản xuất APS mang lại

Việc triển khai các hệ thống quản lý sản xuất và hoạch định sản xuất như APS sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các giá trị:

  • Đảm bảo tính chính xác của kế hoạch sản xuất dựa trên các nguồn lực và tình trạng thực tế của doanh nghiệp
  • Cắt giảm hiệu quả việc tăng ca và quá tải sản xuất
  • Cải thiện và đảm bảo thời gian giao hàng chính xác
  • Giúp đơn giản hóa việc lập kế hoạch sản xuất
  • Tự động điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo mọi biến động phát sinh trong thời gian thực
  • Cắt giảm chi phí sản xuất, tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm & dịch vụ khách hàng.
  • Kiểm soát chặt chẽ từng yếu tố đầu vào, đầu ra. Cũng như toàn bộ hoạt động trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp
  • Tăng khả năng dự phòng vật tư, nguyên vật liệu sản xuất
  • Hỗ trợ số hóa toàn bộ các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất
  • Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai sản xuất tinh gọn LEAN manufacturing hiệu quả.
  • Cung cấp các kế hoạch sản xuất tối ưu giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định sản xuất chính xác và nhanh chóng nhất.

6. Tổng kết: Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống APS?

Việc triển khai các hệ thống như hệ thống điều độ sản xuất APS hay hệ thống quản lý sản xuất SmartTrack đều giúp cho doanh nghiệp có thể tối ưu hóa công tác quản trị sản xuất của mình. Thông qua các giải pháp này, việc lập kế hoạch sản xuất sẽ trơ nên khả thi hơn. Đồng thời sát hơn với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Cũng như cho phép doanh nghệp đưa ra dự đoán chính xác về thời gian giao hàng cho khách hàng.

Giải pháp APS hay SmartTrack đều tương thích và giúp cho các doanh nghiệp ứng dụng hệ thống sản xuất tinh gọn LEAN Manufacturing một cách hiệu quả hơn, từ đó tăng tối đa năng lực sản xuất nhà máy nhưng lại giảm được đáng kể chi phí vận hành.

Khi có bất kì biến động nào phát sinh như: thêm 1 đơn hàng mới đột xuất, thay đổi thời gian giao hàng, thay đổi thứ tự đơn hàng ưu tiên… Hệ thống APS và SmartTrack đều có khả năng tính toán để đưa ra các phương án giải quyết khả thi nhất cho nhà quản lý tham khảo. Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp APS trở nên cần thiết với các doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn.

Đồng thời không chỉ gói gọn trong phạm vi nhà máy. Ngày nay các hệ thống APS còn giám sát tổng thể điều phối nguyên vật liệu sản xuất, mua bán và vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ mọi biến động từ đầu vào đến đầu ra của quá trình sản xuất. Để có thể linh hoạt kế hoạch sản xuất một cách tối ưu nhất.

Quý doanh nghiệp quan tâm hệ thống APS hoặc hệ thống SmartTrack. Xin vui lòng liên hệ Vietsoft qua hotline 0986778578 để được tư vấn trực tiếp.