Bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước bằng CMMS

Bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước bằng CMMS

  1. Vì sao phải bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước của doanh nghiệp ?

Ngày nay các hệ thống cấp thoát nước luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước công nghiệp là một nhiệm vụ cần thiết đối với đội ngũ bảo trì nhằm giúp đảm bảo ổn định chất lượng nguồn nước cấp đầu vào và nước thải sau khi xử lý. Đồng thời giúp ngăn ngừa các sự cố xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và  tác động đến môi trường.


Việc bảo trì thường xuyên cũng giúp duy trì hoạt động ổn định của các thành phần trong hệ thống cấp thoát nước công nghiệp bao gồm: hệ thống đường ống, máy bơm, máy thổi khí, máy khấy…


Xem thêm: Tài liệu Bảo Trì – Sửa Chữa Đường Ống Cấp Nước & Thiết Bị Trên Mạng Lưới Cấp Nước


2. Những sự cố phát sinh khi không bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước công nghiệp ?

a. Sự cố hư hỏng máy móc

Nếu không được bảo trì đúng mức, các thiết bị máy móc trong hệ thống cấp thoát nước sẽ dễ phát sinh các sự cố hỏng hóc như: hư bơm hoặc máy thổi khí. Khi đó, nếu doanh nghiệp không có các thiết bị dự phòng sẽ dẫn tới hệ thống ngưng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng nhưng không đạt hiệu quả xử lý nước như mong muốn. Từ đó có thể dẫn đến đình trệ sản xuất do thiếu nước cấp sản xuất hoặc do ùn ứ nước thải quá ngưỡng chứa tại các bể xử ly nước thải.


Đồng thời chất lượng nước cấp không tốt cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhất là những ngành đòi hỏi chất lượng nước đầu vào nghiêm ngặt như Dược và thực phẩm. Chất lượng nước cấp không đạt cũng sẽ gây cáu cặn bịt kín ống không cho nước tiếp xúc với ống gây hiện tượng quá nhiệt làm nứt gãy đường ống. Chất lượng nước thải không đạt cũng sẽ gây ô  nhiễm môi trường khi được thải ra môi trường bên ngoài.


b. Vỡ đường ống dẫn nước

Nếu không được bảo trì đúng mức, các đường ống nước thường bị xuống cấp theo thời gian và dưới sự tác động của các yếu tố như nhiệt độ cũng như môi trường bên ngoài. Khi đó sẽ làm thất thoát nước cấp ra bên ngoài, gây ảnh hưởng đến môi trường sản xuất xung quanh, mất an toàn cho những khu vực có sử dụng các thiết bị điện. Nếu vỡ đường ống  nước thải sẽ gây thoát nước thải sản xuất chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài làm ô nhiễm môi trường và nhiều rủi ro tiềm ẩn khác.


3. Hậu quả khi hệ thống cấp thoát nước công nghiệp xảy ra hỏng hóc ?

Còn nhớ Giai đoạn 2012-2016, Nhà máy nước Sông Đà Viwasupco đã lao đao khi đường ống nước của công ty vỡ 21 lần, ảnh hưởng cuộc sống của 177.000 hộ dân khiến ban lãnh đạo của công ty này và một số lãnh đạo trực thuộc các công ty của Vinaconex bị truy tố.


Vào lúc 13h ngày 17/03/2017, tại khu vực bãi Gyps – Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 (Lào Cai) xảy ra sự cố bục đường ống dẫn nước thu hồi từ bãi gyps về tái sử dụng của xưởng, khiến nước trong đường ống tràn ra ngoài và tràn vào cống thu nước bề mặt, theo đó đi vào hệ thống thoát nước thải chung. Tuy công ty phân bón DAP số 2 đã kịp thời xử lý ngay khi phát hiện sự cố song nguồn nước thải thoát ra cũng đã gây nhiễm độc các ao nuôi của người  thôn Tân Lợi  gần đó. Làm 7 tấn cá nuôi sắp thu hoạch của người dân chết nổi trắng ao.


Ngày 10/08/2018 ống thu gom nước thải từ dây chuyền sản xuất dẫn về hệ thống xử lý của Nhà máy Giấy Trường Xuân vỡ, gây tràn 15 m3 nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường trong 30 phút buộc nhà máy phải dừng sản xuất trong lúc chờ thay thế ống bị vỡ hỏng bằng ống mới.


Ngày 23/08/2019 một đường ống nước thải của Công ty TNHH Tân Quang Minh (Bidrico),   bị vỡ làm cho nước thải chảy vào cống nước mưa và chảy ra mương thoát nước đường 2F. Rất may là chỉ trong 9 phút từ khi phát hiện sự cố, Công ty Bidrico đã khắc phục xong và không xảy ra thiệt hại nào. Song đến tháng  9/2019, đã xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật cho rằng Bidrico đã xả “trộm” nước thải, sản xuất không đảm bảo an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty.


Từ những thực tế trên có thể thấy rằng, những hư hỏng trong hệ thống cấp thoát nước dù lớn hay nhỏ cũng đều gây ra những ảnh hưởng đáng kể không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cả môi trường xung quanh. Vậy lĩnh vực cấp thoát nước công nghiệp cần làm gì để nâng cao hiệu quả bảo trì và phòng ngừa được những rủi ro kể trên ?


Đặc thù bảo trì của hệ thống cấp thoát nước tại Việt Nam ?

Tại Việt Nam, hệ thống cấp thoát nước dân dụng lẫn công nghiệp nói thường có điểm chung là được xây dựng lâu năm, ít cải tạo bảo trì. Các trang thiết bị vận hành thường có tuổi thọ cao hoặc đã xuống cấp nhưng không được thay mới.


Giải pháp bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước công nghiệp

Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, để đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp trong lĩnh vực cấp thoát nước thì doanh nghiệp cần chú trọng:  đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến trang thiết bị sử dụng, áp dụng các công nghệ mới vào bảo trì và vận hành hệ thống.


Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải cải tiến công tác quản lý bảo trì hệ thống cấp thoát nước của doanh nghiệp mình. Gắn việc bảo trì với chiến lược quản lý tài sản, kết cấu hạ tầng cấp thoát nước. Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào công tác quản lý giúp chúng trở nên hệ thống và hiệu quả hơn. Đây chính là một cách làm hiệu quả, tiết kiệm nhưng thường bị các doanh nghiệp bỏ qua.


Phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS Ecomaint là một giải pháp phần mềm giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả các trang thiết bị, hạ tầng và công tác bảo trì của toàn hệ thống cấp thoát nước công nghiệp.


Phần mềm cho phép doanh nghiệp quản lý bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước công nghiệp, theo dõi tình trạng, lịch sử vận hành các trang thiết bị cấp thoát nước một cách linh hoạt, hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì dự phòng một cách dễ dàng, linh hoạt. Giúp cho các doanh nghiệp cấp thoát nước nói chung và mọi doanh nghiệp kịp thời bảo trì, sửa chữa hệ thống cấp thoát nước trước khi hỏng hóc có thể phát sinh.


Những lợi ích mà CMMS Ecomaint mang lại cho lĩnh vực cấp thoát nước như:

  • Quản lý toàn diện hệ thống tài sản cấp thoát nước: Với CMMS Ecomaint, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý mạng lưới cấp thoát nước phức tạp và khổng lồ của mình. Mọi dữ liệu về tài sản đều được quản lý đồng bộ và chuyên nghiệp trong cơ sở dữ liệu của phần mềm. Từ đó cho phép người dùng truy cập các thông tin này dễ dàng, mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, từ cơ sở dữ liệu này, doanh nghiệp có thể mã hóa tài sản, xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý đồng bộ với các giải pháp ERP, phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng.
  • Cải tiến hiệu quả vận hành hệ thống cấp thoát nước: Phần mềm quản lý tài sản CMMS Ecomaint còn là chìa khóa để doanh nghiệp phân tích những hạn chế, khuyết điểm trong công tác vận hành và bảo trì hệ thống cấp thoát nước. Từ đó xây dựng các chiến lược cải tiến các công tác này hiệu quả hơn. Giúp nâng cao năng suất vận hành, tăng tuổi thọ tài sản và đảm bảo tính an toàn của hệ thống.
  • Cắt giảm chi phí lãng phí: Bằng việc cải tiến công tác quản lý và bảo trì hệ thống cấp thoát nước, phần mềm CMMS Ecomaint giúp doanh nghiệp cắt giảm các loại lãng phí trong công tác vận hành hệ thống như: chi phí bảo trì sữa chữa, chi phí thay vật tư, chi phí khắc phục sự cố, chi phí lãng phí năng lượng, chi phí bảo trì sửa chữa ngoài giờ…
  • Đảm bảo chất lượng nguồn nước: Khi các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của hệ thống cấp thoát nước được bảo trì, chăm sóc thường xuyên sẽ giúp cho hệ thống luôn hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp và nước thải của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của những hệ thống quản lý chất lượng và các chính sách môi trường của chính phủ.
  • Tăng chất lượng dịch vụ: Đối với các doanh nghiệp cung cấp nước, CMMS Ecomaint còn là một giải pháp giúp đem lại sự hài lòng cho các khách hàng. Thông qua việc giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, xử lý nhanh các sự cố, lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho các hệ thống nước của khách hàng.

Với những lợi ích mà giải pháp mang lại cũng như những thiệt hại to lớn từ các sự cố hỏng hóc, đã đến lúc các doanh nghiệp cấp thoát nước nói riêng và mọi doanh nghiệp nói chung nên cân nhắc đến việc đầu tư cải tiến công nghệ trong công tác quản lý bảo trì hệ thống cấp thoát nước để tạo ra sự phát triển bền vững và phù hợp hơn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo một hệ thống cấp thoát nước hiện đại, toàn diện, an toàn và tiết kiệm.