Bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước bằng CMMS

Bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước bằng CMMS

  1. Vì sao phải bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước của doanh nghiệp ?

Ngày nay các hệ thống cấp thoát nước luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, Bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước công nghiệp là một nhiệm vụ cần thiết đối với đội ngũ bảo trì nhằm giúp đảm bảo ổn định chất lượng nguồn nước cấp đầu vào và nước thải sau khi xử lý. Đồng thời giúp ngăn ngừa các sự cố xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và  tác động đến môi trường.

 

Việc bảo trì thường xuyên cũng giúp duy trì hoạt động ổn định của các thành phần trong hệ thống cấp thoát nước công nghiệp bao gồm: hệ thống đường ống, máy bơm, máy thổi khí, máy khấy…

 

Xem thêm: Tài liệu Bảo Trì – Sửa Chữa Đường Ống Cấp Nước & Thiết Bị Trên Mạng Lưới Cấp Nước

 

2. Những sự cố phát sinh khi không bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước công nghiệp ?

a. Sự cố hư hỏng máy móc

Nếu không được bảo trì đúng mức, các thiết bị máy móc trong hệ thống cấp thoát nước sẽ dễ phát sinh các sự cố hỏng hóc như: hư bơm hoặc máy thổi khí. Khi đó, nếu doanh nghiệp không có các thiết bị dự phòng sẽ dẫn tới hệ thống ngưng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng nhưng không đạt hiệu quả xử lý nước như mong muốn. Từ đó có thể dẫn đến đình trệ sản xuất do thiếu nước cấp sản xuất hoặc do ùn ứ nước thải quá ngưỡng chứa tại các bể xử ly nước thải.

 

Đồng thời chất lượng nước cấp không tốt cũng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhất là những ngành đòi hỏi chất lượng nước đầu vào nghiêm ngặt như Dược và thực phẩm. Chất lượng nước cấp không đạt cũng sẽ gây cáu cặn bịt kín ống không cho nước tiếp xúc với ống gây hiện tượng quá nhiệt làm nứt gãy đường ống. Chất lượng nước thải không đạt cũng sẽ gây ô  nhiễm môi trường khi được thải ra môi trường bên ngoài.

 

b. Vỡ đường ống dẫn nước

Nếu không được bảo trì đúng mức, các đường ống nước thường bị xuống cấp theo thời gian và dưới sự tác động của các yếu tố như nhiệt độ cũng như môi trường bên ngoài. Khi đó sẽ làm thất thoát nước cấp ra bên ngoài, gây ảnh hưởng đến môi trường sản xuất xung quanh, mất an toàn cho những khu vực có sử dụng các thiết bị điện. Nếu vỡ đường ống  nước thải sẽ gây thoát nước thải sản xuất chưa qua xử lý ra môi trường bên ngoài làm ô nhiễm môi trường và nhiều rủi ro tiềm ẩn khác.

 

3. Hậu quả khi hệ thống cấp thoát nước công nghiệp xảy ra hỏng hóc ?

Còn nhớ Giai đoạn 2012-2016, Nhà máy nước Sông Đà Viwasupco đã lao đao khi đường ống nước của công ty vỡ 21 lần, ảnh hưởng cuộc sống của 177.000 hộ dân khiến ban lãnh đạo của công ty này và một số lãnh đạo trực thuộc các công ty của Vinaconex bị truy tố.

 

Vào lúc 13h ngày 17/03/2017, tại khu vực bãi Gyps – Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 (Lào Cai) xảy ra sự cố bục đường ống dẫn nước thu hồi từ bãi gyps về tái sử dụng của xưởng, khiến nước trong đường ống tràn ra ngoài và tràn vào cống thu nước bề mặt, theo đó đi vào hệ thống thoát nước thải chung. Tuy công ty phân bón DAP số 2 đã kịp thời xử lý ngay khi phát hiện sự cố song nguồn nước thải thoát ra cũng đã gây nhiễm độc các ao nuôi của người  thôn Tân Lợi  gần đó. Làm 7 tấn cá nuôi sắp thu hoạch của người dân chết nổi trắng ao.

 

Ngày 10/08/2018 ống thu gom nước thải từ dây chuyền sản xuất dẫn về hệ thống xử lý của Nhà máy Giấy Trường Xuân vỡ, gây tràn 15 m3 nước thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường trong 30 phút buộc nhà máy phải dừng sản xuất trong lúc chờ thay thế ống bị vỡ hỏng bằng ống mới.

 

Ngày 23/08/2019 một đường ống nước thải của Công ty TNHH Tân Quang Minh (Bidrico),   bị vỡ làm cho nước thải chảy vào cống nước mưa và chảy ra mương thoát nước đường 2F. Rất may là chỉ trong 9 phút từ khi phát hiện sự cố, Công ty Bidrico đã khắc phục xong và không xảy ra thiệt hại nào. Song đến tháng  9/2019, đã xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật cho rằng Bidrico đã xả “trộm” nước thải, sản xuất không đảm bảo an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

 

Từ những thực tế trên có thể thấy rằng, những hư hỏng trong hệ thống cấp thoát nước dù lớn hay nhỏ cũng đều gây ra những ảnh hưởng đáng kể không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cả môi trường xung quanh. Vậy lĩnh vực cấp thoát nước công nghiệp cần làm gì để nâng cao hiệu quả bảo trì và phòng ngừa được những rủi ro kể trên ?

 

Đặc thù bảo trì của hệ thống cấp thoát nước tại Việt Nam ?

Tại Việt Nam, hệ thống cấp thoát nước dân dụng lẫn công nghiệp nói thường có điểm chung là được xây dựng lâu năm, ít cải tạo bảo trì. Các trang thiết bị vận hành thường có tuổi thọ cao hoặc đã xuống cấp nhưng không được thay mới.

 

Giải pháp bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước công nghiệp

Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, để đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp trong lĩnh vực cấp thoát nước thì doanh nghiệp cần chú trọng:  đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến trang thiết bị sử dụng, áp dụng các công nghệ mới vào bảo trì và vận hành hệ thống.

 

Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng cần phải cải tiến công tác quản lý bảo trì hệ thống cấp thoát nước của doanh nghiệp mình. Gắn việc bảo trì với chiến lược quản lý tài sản, kết cấu hạ tầng cấp thoát nước. Áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin vào công tác quản lý giúp chúng trở nên hệ thống và hiệu quả hơn. Đây chính là một cách làm hiệu quả, tiết kiệm nhưng thường bị các doanh nghiệp bỏ qua.

 

Phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS Ecomaint là một giải pháp phần mềm giúp các doanh nghiệp quản lý hiệu quả các trang thiết bị, hạ tầng và công tác bảo trì của toàn hệ thống cấp thoát nước công nghiệp.

 

Phần mềm cho phép doanh nghiệp quản lý bảo trì hiệu quả hệ thống cấp thoát nước công nghiệp, theo dõi tình trạng, lịch sử vận hành các trang thiết bị cấp thoát nước một cách linh hoạt, hỗ trợ lập kế hoạch bảo trì dự phòng một cách dễ dàng, linh hoạt. Giúp cho các doanh nghiệp cấp thoát nước nói chung và mọi doanh nghiệp kịp thời bảo trì, sửa chữa hệ thống cấp thoát nước trước khi hỏng hóc có thể phát sinh.

 

Những lợi ích mà CMMS Ecomaint mang lại cho lĩnh vực cấp thoát nước như:

  • Quản lý toàn diện hệ thống tài sản cấp thoát nước: Với CMMS Ecomaint, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý mạng lưới cấp thoát nước phức tạp và khổng lồ của mình. Mọi dữ liệu về tài sản đều được quản lý đồng bộ và chuyên nghiệp trong cơ sở dữ liệu của phần mềm. Từ đó cho phép người dùng truy cập các thông tin này dễ dàng, mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, từ cơ sở dữ liệu này, doanh nghiệp có thể mã hóa tài sản, xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý đồng bộ với các giải pháp ERP, phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng.
  • Cải tiến hiệu quả vận hành hệ thống cấp thoát nước: Phần mềm quản lý tài sản CMMS Ecomaint còn là chìa khóa để doanh nghiệp phân tích những hạn chế, khuyết điểm trong công tác vận hành và bảo trì hệ thống cấp thoát nước. Từ đó xây dựng các chiến lược cải tiến các công tác này hiệu quả hơn. Giúp nâng cao năng suất vận hành, tăng tuổi thọ tài sản và đảm bảo tính an toàn của hệ thống.
  • Cắt giảm chi phí lãng phí: Bằng việc cải tiến công tác quản lý và bảo trì hệ thống cấp thoát nước, phần mềm CMMS Ecomaint giúp doanh nghiệp cắt giảm các loại lãng phí trong công tác vận hành hệ thống như: chi phí bảo trì sữa chữa, chi phí thay vật tư, chi phí khắc phục sự cố, chi phí lãng phí năng lượng, chi phí bảo trì sửa chữa ngoài giờ…
  • Đảm bảo chất lượng nguồn nước: Khi các trang thiết bị và cơ sở hạ tầng của hệ thống cấp thoát nước được bảo trì, chăm sóc thường xuyên sẽ giúp cho hệ thống luôn hoạt động hiệu quả. Từ đó giúp đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp và nước thải của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của những hệ thống quản lý chất lượng và các chính sách môi trường của chính phủ.
  • Tăng chất lượng dịch vụ: Đối với các doanh nghiệp cung cấp nước, CMMS Ecomaint còn là một giải pháp giúp đem lại sự hài lòng cho các khách hàng. Thông qua việc giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, xử lý nhanh các sự cố, lên kế hoạch bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho các hệ thống nước của khách hàng.

Với những lợi ích mà giải pháp mang lại cũng như những thiệt hại to lớn từ các sự cố hỏng hóc, đã đến lúc các doanh nghiệp cấp thoát nước nói riêng và mọi doanh nghiệp nói chung nên cân nhắc đến việc đầu tư cải tiến công nghệ trong công tác quản lý bảo trì hệ thống cấp thoát nước để tạo ra sự phát triển bền vững và phù hợp hơn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo một hệ thống cấp thoát nước hiện đại, toàn diện, an toàn và tiết kiệm.

Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất máy móc là tư liệu sản xuất quan trọng. Nó không đơn thuần chỉ là những thiết bị mà nó chính là yếu tố sinh lời, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp thường chú trọng việc bảo dưỡng thiết bị để chúng hoạt động hết công suất và tránh những hư hỏng phải dừng máy. Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS do Winmain cung cấp từ lâu đã là cánh tay phải cho các doanh nghiệp trong việc bảo trì thiết bị. Hơn nữa phần mềm còn giúp người lãnh đạo doanh nghiệp giám sát hiệu quả công việc bảo trì. Hãy cùng Winmain đánh giá hiệu quả giám sát của phần mềm quản lý bảo trì thiết bị nhé:

1. Công tác bảo trì thủ công có thật sự hiệu quả?

Các doanh nghiệp thường rất chú trọng đến công việc bảo trì của đơn vị mình. Họ thường có sẵn một đội ngũ bảo trì để theo dõi, phát hiện, sửa chữa những hư hỏng của máy móc. Thậm chí họ còn mua sẵn những linh kiện, thiết bị lưu trữ trong kho để khi cần có thể sử dụng ngay lập tức. Nhưng sự thật thì vẫn xuất hiện trường hợp máy hư hỏng nặng có khi phải dừng sản xuất để sửa chữa, điều này gây thiệt hại khá lớn cho doanh nghiệp.

 

Hiệu quả của công tác bảo trì bằng thủ công chưa cao. Nhân viên bảo trì làm việc thụ động. Tâm lý đợi hư rồi sửa đã ăn sâu vào tiềm thức vô hình chung đã làm tình trạng hư hỏng thêm nghiêm trọng. Công tác bảo trì không được lên kế hoạch cụ thể và người lãnh đạo cũng chưa thật sự sâu sát. Họ thường quản lý công việc bảo trì dựa trên những báo cáo, số liệu mà chưa thật sự nắm được thực tế tình trạng máy. Có thể nói công việc bảo trì làm bằng tay chân ít mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

2. Phần mềm quản lý bào trì thiết bị CMMS giúp ích cho doanh nghiệp như thế nào?

Để tăng năng suất công việc thì việc bảo trì thiết bị là tối cần thiết. Vì vậy người đứng đầu doanhn nghiệp cần có một chiến lược bảo trì cụ thể phù hợp tình trạng máy móc của doanh nghiệp. Ngoài ra cần cập nhật những kĩ thuật bảo trì hiện đại, đội ngũ nhân viên bảo dưỡng có tay nghề cao. Hơn nữa người quản lý giám sát phải thường xuyên kiển tra nhắc nhở, nắm bắt kịp thời tình trạng máy. Có thể nói đây là một công việc khá khó khăn, vì người lãnh đạo doanh nghiệp thường có rất nhiều công việc không thể luôn chú trọng công tác bảo trì máy móc.

 

Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS có thể làm tất cả những công việc trên để giảm bớt khối công việc khổng lồ cho giám đốc doanh nghiệp. Đây là một phần mềm được đánh giá rất cao trong công việc bảo trì thiết bị. Với những chức năng tiên tiến đã giúp công việc quản lý, bảo trì thiết bị được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng.

 

Nhưng không phaỉ lúc nào công việc cũng diễn ra trôi chảy sẽ có lúc không tránh khỏi việc máy móc hư hỏng đột ngột. Vì vậy cần phải giảm thiểu tối đa việc máy móc hư hỏng bất ngờ và đảm bảo hư hỏng đó nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị đáp ứng tốt mong muốn bảo dưỡng để máy móc luôn hoạt động tốt và đúng công suất. Và CMMS có tình năng giám sát các điều kiện để bảo trì dự toán nhằm khắc phục tình trạng trên. Với khả năng trên giúp cho việc quản lý tình trạng máy móc luôn được giám sát cụ thể, chặt chẽ. Từ đó có những đánh giá thích hợp để triển khai kế hoạch bảo trì kịp thời, hợp lý.

 

Ngoài ra với khả năng theo dõi, đo lường tình trạng máy móc qua hệ thống giám sát, phân tích dữ liệu theo từng giai đoạn thời gian. Giúp doanh nghiệp luôn nắm chắc tình trạng máy móc để có những định hướng kế hoạch phù hợp.

3. Những chức năng giám sát các điều kiện để bảo trì dự toán trong phần mềm quản lý và bảo trì thiết bị CMMS

– phần mềm quản lý bảo trì thiết bị có thể theo dõi riêng biệt các thông số giám sát máy móc. Mỗi máy móc thiết bị có thông số quan trọng khác nhau.

 

– Có thể theo dõi độc lập, cụ thể từng thông số như: độ rung, tiếng ồn của động cơ máy. Nhiệt lượng toả ra trong quá trình máy vận hành. Tình trạng hao mòn máy, tình trạng dầu, nhớt, lưu lượng nước, áp lực pittong, …phần mềm quản lý bảo trì thiết bị Vietsoft Ecomaint CMMS có thể kết nối với scada để điều khiển thiết bị, đọc thông số của thiết bị

– Việc đọc các thông số được tự động hoá thông qua hệ thống Scada.

 

– Xác định được mức giới hạn của máy để có những theo dõi, cảnh báo hiệu quả.

 

– Khi những thông số vượt quá giới hạn cho phép phần mềm quản lý bảo trì thiết bị sẽ có những cảnh báo với doanh nghiệp từ đó sẽ có những phương án bảo dưỡng phù hợp và kịp thời.

 

Khi sử dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS doanh nghiệp sẽ giảm đáng kể tình trạng máy hư hỏng đột ngột. Đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục và năng suất lao động tăng cao. Tuổi thọ của máy kéo dài, giảm những chi phí không cần thiết cho việc bảo dưỡng, bảo trì máy móc.

4. Ngăn ngừa mất mát

Trong các quá trình kinh doanh sẽ không thể tránh khỏi việc hư hỏng của các tài sản quan trọng. Việc luân chuyển các thiết bị, tài sản trong doanh nghiệp là thường xuyên và khó có số liệu thống kê chính xác. Khi cần một tài sản tương tự, các tài liệu ghi chép gần nhất không phản ánh vị trí hiện tại của tài sản và không thể được định vị. Khó khăn này dẫn đến nhiều công ty phải chi trả thêm chi phí tài sản thay thế không cần thiết.

5. Quản lý và tuân thủ quy định

Hiện nay có nhiều công ty đang hoạt động trong các ngành công nghiệp yêu cầu quy chuẩn rất chặt chẽ; do đó, các công ty này phải được trang bị các quy trình quy định để nắm bắt và báo cáo dữ liệu với đối tác, khách hàng để chứng minh sự tuân thủ.

Việc quản lý tài sản không chỉ giúp các doanh nghiệp duy trì được các yêu cầu về quy định như kiểm tra, hiệu chuẩn và bảo trì thiết bị mà khi kết hợp với giải pháp phần mềm quản lý tài sản toàn diện, chẳng hạn như phần mềm quản lý bảo trì, nó giúp tạo ra các bảng báo cáo chính xác và logic.

Nhiều công ty có thể tạo ra các báo cáo chi tiết chỉ trong vài phút, trong khi biên dịch cùng một dữ liệu bằng tay sẽ mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.

6. Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng

Cuối cùng, các lợi ích khác khi sử dụng giải pháp quản lý tài sản cho phép các doanh nghiệp nhỏ hoạt động tốt hơn, duy trì các thiết bị và công cụ làm việc tốt hơn, và phân bổ nguồn lực tốt hơn để hoàn thành dự án cả về thời gian và ngân sách.

Kết quả cuối cùng là tăng sự hài lòng của khách hàng. Khi không còn phải dành thời gian tập trung vào xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản, doanh nghiệp sẽ dồn nhân lực để chăm sóc khách hàng.

Sưu tầm internet