5 tiêu chí đo lường mức hiệu quả của dự án ERP

Đo lường hiệu quả triển khai phần mềm ERP là điều cần thiết mà mỗi chủ doanh nghiệp hay quản lý dự án cần thực hiện. Việc đo lường này sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt được tình trạng, kịp thời có điều chỉnh và đảm bảo tính hiệu quả cũng như lợi ích đề ra của việc triển khai.

Triển khai phần mềm ERP có thể được coi là xương sống nền tảng cho phép chuyển đổi kinh doanh. Do đó, đo lường sự thành công của việc triển khai ERP bằng KPIs không chỉ là mục tiêu cần đạt được mà còn là ưu tiên của doanh nghiệp khi triển khai ERP: KPI nào là chỉ số quan trọng nhất cho thành công của bạn? Bằng cách xem xét triển khai ERP theo các chức năng khác nhau của doanh nghiệp, bạn có thể dễ dàng theo dõi sự thành công của hệ thống liên quan đến các phòng ban. Dưới đây là 5 tiêu chí đo lường mức độ hiệu quả.

1. Thời gian triển khai phần mềm ERP

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, thời gian triển khai là một trong những thước đo quan trọng vì nó đo lường mức độ nhanh chóng của doanh nghiệp khi xử lý các yêu cầu của khách hàng. Thời gian triển khai là chỉ số đánh giá khoảng thời gian cần thiết để sản xuất sản phẩm và vận chuyển đến khách hàng kể từ thời điểm nhận hóa đơn. Thời gian triển khai ERP càng nhanh chóng càng cho thấy mức độ hiệu quả cao của quy trình hiệu quả hơn cùng sự hài lòng của khách hàng cao hơn.

2. Dự báo nhu cầu chính xác

Mức độ chính xác của dự báo nhu cầu là một thước đo quan trọng để đánh giá sự thành công của tổ chức khi triển khai hệ thống ERP. Một hệ thống ERP hiệu quả sẽ có thể dự đoán chính xác nhu cầu trong tương lai dựa trên những con số lịch sử. Để đánh giá hiệu quả của hệ thống ERP thì việc quản lý dự báo và theo dõi việc đạt được những con số được dự báo là thực sự quan trọng. 

3. Tuân thủ thời gian triển khai phần mềm ERP

Một chỉ số KPI có liên quan khác là đánh giá hệ thống ERP cho phép doanh nghiệp duy trì lịch trình sản xuất hiệu quả ra sao. Triển khai phần mềm ERP hiệu quả là khi ERP hỗ trợ giúp giảm thiểu sự chênh lệch giữa kế hoạch sản xuất và thực tế. Việc tập trung đảm bảo thời gian sản xuất chứng tỏ các doanh nghiệp thực sự chú tâm vào việc tối đa hóa hiệu quả nền tảng kinh doanh của mình.

4. Sự hài lòng của khách hàng

Đo lường mức độ tác động đến người dùng cuối của giải pháp ERP là rất cần thiết.

  • Liệu rằng hệ thống phần mềm ERP có nâng cao sự hài lòng của khách hàng hay chỉ duy trì ở mức độ hiện có?
  • Liệu nền tảng như vậy có thể giúp thời gian thực hiện và dịch vụ nhanh hơn? Khách hàng phản hồi lại như thế nào?

Nhà quản trị nên đánh giá tổng số lượng khách hàng có đang tăng lên hay không và phản hồi chung của họ như thế nào.

5. Triển khai ERP mang tới lợi ích như thế nào cho nhân viên?

Hầu hết các nhà quản trị sẽ quan tâm đến các thước đo liên quan đến ROI (tỷ lệ hoàn vốn) nhưng nên đo lường mức độ mang lại lợi ich của hệ thống ERP đến quá trình làm việc của các nhân viên. Tiêu chí chính để đánh giá liên quan đến con người và thời gian.

  • Phần mềm ERP có giúp các nhân viên hoàn thành nhiều công việc hơn với thời gian ít hơn?
  • Ứng dụng phần mềm ERP có giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn hay không?

Sử dụng các chỉ số đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trong dài hạn cũng giúp quá trình triển khai ERP được thực hiện một cách khoa học và rõ ràng, bám sát thời gian triển khai đã lập.

Sưu tầm internet