09 bước áp Dụng OEE Trong Quản Lý Sản Xuất thực phẩm

Trong ngành chế biến thực phẩm, việc áp dụng OEE (Overall Equipment Effectiveness) có thể là một cách hiệu quả để cải thiện hiệu suất tổng thể của dây chuyền sản xuất. Dưới đây là một ví dụ về cách một nhà máy chế biến thực phẩm áp dụng OEE để tối ưu hóa quá trình sản xuất của họ:

09 bước áp Dụng OEE Trong Quản Lý Sản Xuất thực phẩm

 Bước 1: Xác Định Mục Tiêu

Để đạt được hiệu suất tối đa với OEE, điều quan trọng là xác định rõ mục tiêu của doanh nghiệp và sắp xếp ưu tiên để biết nơi cần tập trung. Hãy tiến hành một cuộc khảo sát và tính toán tiềm năng OEE thực tế của doanh nghiệp, bao gồm kế hoạch, tình trạng nguồn lực và thực trạng hiện tại của hoạt động sản xuất.

Nếu mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là đạt đến mức OEE lý tưởng là 85%, nhưng OEE hiện tại của bạn chỉ là 50%, việc đạt được mục tiêu đó có thể sẽ khá khó khăn. Thay vào đó, hãy xác định một mục tiêu có thể đạt được và không ngừng nâng cao để tiến gần đến tiêu chuẩn OEE hàng đầu thế giới.

Trong ngành thực phẩm, tiêu chuẩn OEE có thể biến đổi lớn, dao động từ 30% – 70%, tùy thuộc vào nguồn lực, công ty, và các yếu tố khác.

 

Bước 2: Thu Thập Dữ Liệu Nhà Máy

Thu thập dữ liệu là một phần quan trọng trong quá trình triển khai áp dụng OEE. Lịch sử vận hành thiết bị và báo cáo sản xuất có thể mang lại một số thông tin hữu ích, nhưng nếu chỉ dựa vào những dữ liệu này, chúng ta không thể hiểu rõ hoàn toàn về tình hình sản xuất theo thời gian thực của doanh nghiệp.

Thay vào đó, sử dụng hệ thống theo dõi để ghi lại thông tin về thời gian hoạt động của thiết bị, thời gian dừng máy, sản lượng thực tế và số lượng sản phẩm bị lỗi hàng ngày theo thời gian thực là chìa khóa để triển khai thực thi OEE thành công. Các giải pháp phần mềm quản lý sản xuất MES tích hợp với các cảm biến trên IoT (Internet of Things) hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin OEE một cách chính xác và kịp thời.

Ví dụ: thông qua việc sử dụng các cảm biến trên IoT, bạn có thể theo dõi trực tiếp và nhận biết những sự cố xảy ra trên dây chuyền sản xuất của mình ngay lập tức và liên tục. Điều này giúp bạn phát hiện và xử lý các vấn đề kịp thời, đảm bảo hoạt động sản xuất luôn diễn ra một cách hiệu quả và không bị gián đoạn.

 

Bước 3: Phân Tích và Xác Định Các Thành Phần Của OEE

Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm phân tích tính toán các thành phần của OEE bao gồm Sẵn Sàng, Hiệu Suất, và Chất Lượng. Kết quả các thông số của OEE nên được trực quan hóa thành các biểu đồ, báo cáo cụ thể.

Ví dụ: mức độ sẵn sàng A đạt 80%, Hiệu suất P đạt 75%, và Chất lượng Q đạt 90%. Một cách để diễn giải ý nghĩa của biểu đồ OEE của nhà máy thực phẩm này có thể mô tả như sau:

Avaiability = 80%: nguồn lực về mặt thời gian được tận dụng 80% và 20% còn lại là khoảng thời gian chết

Quality = 90%: trong 100 sản phẩm thì chỉ có 90 sản phẩm được chứng nhận loại A về chất lượng, hoặc cứ 100 tiếng được dùng để sản xuất thì 10 tiếng là lãng phí do các vấn đề về chất lượng.

Performance = 75%: chỉ ra rằng tốc độ sản xuất của nhà máy kém hơn mục tiêu 25% về mặt thời gian.

 

Bước 4: Tính Toán OEE dựa trên các thành phần đã xác định

Doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn phương pháp tính OEE (tính toán chi tiết dựa trên AQP hoặc đơn giản dựa trên hiệu quả) phù hợp với các đặc thù sản xuất của mình. Đồng thời, việc phát triển các chỉ số OEE cụ thể phải dựa trên mục tiêu giá trị cụ thể mà công ty muốn đạt được. Mặc dù phương pháp tính chỉ số OEE theo hiệu quả đơn giản hơn phương pháp tính OEE theo AQP, nhưng nó không thể thể hiện được mức độ hữu dụng và chất lượng sản phẩm.

Ví dụ: sử dụng công thức tính theo AQP OEE = Sẵn Sàng * Hiệu Suất * Chất Lượng để tính toán hiệu suất tổng thể của thiết bị thì OEE = 80% * 75% * 90% = 54%.

 

Bước 5: Xác định các vấn đề gây giảm sút OEE để cải tiến

Sau khi có cái nhìn tổng thể về tình trạng OEE tại đơn vị sản xuất, doanh nghiệp cần tiến hành xác định nguyên nhân gây ra các tổn thất OEE mà mình gặp phải. Chỉ số OEE thấp có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, và mức độ tác động của từng nguyên nhân đến OEE có thể khác nhau. Trong quá trình tính toán các “tỷ lệ APQ, doanh nghiệp sẽ tìm thấy các loại tổn thất tương ứng được phản ánh thông qua đó.

Hơn nữa, chúng ta cũng có thể kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích PM (P-M Analysis), phân tích nguyên nhân gốc rễ (Root cause analysis – RCA) để phân tích nguyên nhân khiến OEE bị thấp.

Việc xác định nguyên nhân gây tổn thất OEE thường yêu cầu tìm hiểu sâu về dữ liệu sản xuất của doanh nghiệp. Các phân tích nâng cao được cung cấp bởi phần mềm quản lý sản xuất MES hàng đầu sẽ giúp việc này trở nên dễ dàng hơn đáng kể.

Ví dụ: khi máy móc của bạn không thể tạo ra chất lượng như mong đợi, hãy tìm ra vấn đề. Đối với tình huống này, tổ chức cần kiểm tra xem có vấn đề gì với thiết bị, lỗi trong kho, nhận hàng và quản lý nhà cung cấp hay không.

 

Bước 6: Lên Kế Hoạch và Triển Khai Các biện pháp cải tiến

Dựa trên kết quả đánh giá, doanh nghiệp sẽ đề xuất các biện pháp cải tiến phù hợp và  triển khai chúng để giảm thiểu sự cố kỹ thuật và tối ưu hóa quy trình chuyển đổi lô sản phẩm.

 

Bước 7: Theo Dõi và Đánh Giá Theo dõi OEE hàng ngày và đánh giá sự cải thiện.

Nhà máy liên tục theo dõi xem OEE theo thời gian thực  đã tăng lên gần mục tiêu đặt ra hay chưa và tiếp tục cải tiến để đạt được mục tiêu đề ra.

Ví dụ: từ 50% ban đầu tiến hành cải tiến theo dõi đến khi đạt mục tiêu đề ra là 80%

 

Bước 8: Điều Chỉnh và Tối Ưu Hóa

Dựa trên dữ liệu theo dõi và đánh giá, doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh kế hoạch, thay đổi các phương án cải tiến và tiến hành các biện pháp tối ưu hóa để đạt được hiệu suất tốt nhất.

 

Bước 9: Duy Trì và Phát Triển

Doanh nghiệp trì quy trình OEE và tiếp tục phát triển để đảm bảo rằng hiệu suất sản xuất luôn ổn định và tiến bộ.

 

Kết luận

Qua ví dụ trên, ta thấy rằng việc áp dụng OEE trong quản lý sản xuất thực phẩm không chỉ là một cách hiệu quả để đo lường và cải thiện hiệu suất tổng thể, mà còn là một quy trình có tổ chức và hệ thống giúp nhà máy tối ưu hóa quy trình sản xuất và đạt được mục tiêu sản xuất một cách hiệu quả và bền vững.