07 bước cải thiện OEE giúp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất

Trong môi trường sản xuất ngày nay, việc tối ưu hóa hiệu suất và nâng cao chỉ số OEE (Overall Equipment Effectiveness) là một trong những ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. OEE không chỉ đánh giá hiệu suất của thiết bị, mà còn phản ánh sự hiệu quả của quy trình sản xuất toàn diện, từ sự sẵn có của thiết bị đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, việc cải thiện OEE không chỉ đơn thuần là một mục tiêu, mà còn là một chiến lược quan trọng để tăng cường sức cạnh tranh và lợi nhuận.

07 bước cải thiện OEE giúp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất

 Để tối ưu hóa hiệu suất và nâng cao chỉ số OEE một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần tiến hành theo một lộ trình cụ thể bao gồm 07 bước cải thiện OEE cơ bản cơ bản sau:

 

Bước 1: Xác Định Thứ Tự thiết bị, dây chuyền ưu tiên nâng cao chỉ số OEE

Khi đo lường OEE, việc xác định thứ tự ưu tiên cho các thiết bị trong nhà máy là bước quan trọng. Các thiết bị quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, cần được ưu tiên tính toán OEE và áp dụng các giải pháp cải thiện ngay khi phát hiện vấn đề. Việc này giúp giảm thiểu chi phí sửa chữa, tăng cường thời gian hoạt động và sản lượng.

 

Bước 2: Hiểu Rõ và Xác Định Các Thành Phần OEE theo thực tế tại doanh nghiệp

Chỉ số OEE gồm ba thành phần chính: Sẵn Sàng (Availability), Chất Lượng (Quality), và Hiệu Suất (Performance). Để cải thiện OEE, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ mỗi thành phần này, xác định tình trạng thực tế của những thành phần này đang tăng và giảm ra sao tại nhà máy, phân tích nguyên nhân gốc rễ của từng vấn đề liên quan đến các thành phần này để đưa ra các giải pháp điều chỉnh thích hợp.

 

Bước 3: Lựa Chọn Phương Pháp và Công Thức Tính OEE Phù Hợp

Doanh nghiệp cần chọn phương pháp tính OEE (tính toán chi tiết dựa trên AQP hoặc đơn giản dựa trên Effectiveness) sao cho phù hợp với đặc thù  sản xuất của mình. Đồng thời, cần căn cứ vào mục tiêu giá trị cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được để phát triển các chỉ số OEE có ý nghĩa riêng. Trong đó, cách tính chỉ số OEE theo Effectivenesss tuy đơn giản hơn cách tính OEE theo AQP nhưng lại không thể hiện được mức độ hữu dụng và chất lượng sản phẩm. Đây là một trong những bước cải thiện OEE quan trọng, giúp định hình cụ thể cho các bước tiếp theo.

 

Bước 4: Liên Kết việc theo dõi OEE với Hệ Thống Quản Lý sản xuất MES Hiện Đại

Việc quản lý hàng trăm hoặc hàng nghìn máy móc và nhân lực bằng cách thủ công là không hiệu quả. Do đó, sử dụng hệ thống quản lý sản xuất MES hiện đại liên kết với theo dõi chỉ số OEE (OEE Tracking Module) sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.

 

Bước 5: Áp Dụng IIOT (Industrial Internet of Things)

Công nghệ IoT mang lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện OEE. Phân tích dữ liệu lịch sử và hiệu suất, nhận cảnh báo sớm về hư hỏng, quản lý chuỗi cung ứng, là một số trong số những cách mà IIOT có thể cải thiện OEE hiệu quả.

 

Bước 6: Áp Dụng Chiến Lược Bảo Trì Định Kỳ

Chiến lược bảo trì định (PM) là chiến lược thực hiện việc kiểm tra, vệ sinh và bảo trì thường xuyên các máy móc thiết bị để đảm bảo rằng chúng luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Trong chiến lược này, bộ phận sản xuất và bộ phận bảo trì sẽ hợp tác lên kế hoạch cho các hoạt động bảo trì định kỳ. Điều này làm tăng khả năng giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm và gắn kết nhân viên.

Chiến lược bảo trì định kỳ giúp phát hiện sớm các lỗi và nguy cơ tiềm ẩn, từ đó đưa ra kế hoạch sửa chữa hoặc thay mới thích hợp, giảm thiểu chi phí không cần thiết khi dây chuyền sản xuất hoạt động. Bảo trì định kì cũng giúp giảm khả năng hỏng hóc và kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

 

Bước 7: Xây Dựng Môi Trường Làm Việc Tiêu Chuẩn

Xây dựng môi trường làm việc tiêu chuẩn giúp tối ưu hóa hoạt động của máy móc và nhân viên. Các chỉ số hoạt động được đưa về mốc tiêu chuẩn, tạo điều kiện cho việc cải thiện OEE.

Với việc tuân thủ các bước trên và áp dụng chúng vào hoạt động sản xuất hàng ngày, doanh nghiệp sẽ có cơ hội cải thiện đáng kể chỉ số OEE và tăng cường hiệu suất toàn diện.

 

Kết Luận

Cải thiện chỉ số OEE không chỉ là một nhiệm vụ mà mỗi doanh nghiệp nên tiến hành, mà còn là một chiến lược cần thiết để đạt được hiệu suất sản xuất tối đa. Bằng cách áp dụng các bước cải thiện OEE một cách có tổ chức và hệ thống, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh, và đạt được sự thành công bền vững trên thị trường.