Vì sao doanh nghiệp cần có quy trình nghiệp vụ trước triển khai ERP

Hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn triển khai ERP khi chưa có nền tảng vững chắc về quản lý quy trình nghiệp vụ. Hệ quả là tổ chức không thể triển khai ERP vì không biết phần mềm nào phù hợp với quy trình nghiệp vụ hoặc lợi thế cạnh tranh của mình.

Do đó, quản lý quy trình nghiệp vụ có vai trò rất quan trọng. Ở cấp độ cơ bản nhất, quản lý quy trình nghiệp vụ giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định các yêu cầu nghiệp vụ để gửi tới đơn vị triển khai ERP. Bên cạnh đó, quản lý quy trình nghiệp vụ mang lại nhiều giá trị hơn thế:

1. Lợi thế cạnh tranh

Sự sai lệch giữa quy trình và chiến lược gây khó khăn cho việc cung cấp giá trị của khách hàng. Quản lý quy trình nghiệp vụ giúp nhà quản lý xây dựng các quy trình doanh nghiệp để hỗ trợ chiến lược số và lợi thế cạnh tranh. Việc xây dựng quy trình nghiệp vụ cần sự tham gia của các bên liên quan để thúc đẩy liên kết chiến lược và tìm cơ hội để cải thiện lợi thế cạnh tranh.
 
Bạn có thể bảo vệ lợi thế cạnh tranh của mình và giảm thiểu tùy chỉnh phần mềm bằng cách xem xét các quy trình thông qua ba yếu tố. Các quy trình Back office như lập hóa đơn hoặc mua sắm, thường có thể tận dụng chức năng phần mềm bên ngoài. Các quy trình còn lại là điểm đặc thù của công ty. Các quy trình đặc thù này sẽ giúp người quản lý lựa chọn triển khai ERP phù hợp. 

2. Sự ủng hộ của nhân viên

Xây dựng quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp cho phép bạn xác định các thay đổi của tổ chức và truyền đạt tới nhân viên. Nhà quản lý cần lưu ý là có những thay đổi mà không thể phác thảo chi tiết nên sẽ khó nhận được sự đồng thuận từ nhân viên.


Quản lý quy trình nghiệp vụ cũng giúp nhà quản lý hiểu vai trò và trách nhiệm cũng như thay đổi cơ cấu tổ chức. Một cách khác để nhận được sự đồng thuận từ nhân viên là đưa họ tham gia vào việc xây dựng quy trình nghiệp vụ. Khi nhân viên được phép nhập liệu quy trình của riêng họ thì họ sẽ tự nhiên hỗ trợ các thay đổi này và cũng khuyến khích những người khác hỗ trợ họ.

3. Điều chỉnh tổ chức

Khi nhận định quản lý quy trình nghiệp vụ sẽ dẫn đến liên kết trong tổ chức là đang nhắc tới cách tiếp cận nhất định để quản lý quy trình nghiệp vụ.


Một cách tiếp cận dựa trên tư duy chức năng, là các quá trình được chuyên môn hóa. Cách tiếp cận khác dựa trên tư duy quá trình từ đầu đến cuối, xem xét toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm cả mục đích dự định của từng quy trình và kết hợp giữa các chức năng – cách tiếp cận này dẫn đến sự liên kết tổ chức.

4. Giảm thiểu giải pháp thay thế

Lý tưởng nhất, quản lý quy trình nghiệp vụ sẽ loại bỏ 90% hoặc nhiều hơn các giải pháp thay thế mà nhân viên của bạn sử dụng để hoàn thành công việc. Nhân viên sử dụng giải pháp thay thế khi các quy trình không thể xác định. Bởi đôi khi, phần mềm ERP hiện tại không thể hỗ trợ hiệu quả. 

Để tránh gia tăng chi phí triển khai ERP, nhà quản lý có thể loại bỏ cách giải quyết bằng cách xây dựng các quy trình mới.

Một nguyên nhân khác của các giải pháp thay thế là không đào tạo nhân viên hiệu quả. May mắn thay, việc triển khai ERP là một cơ hội tuyệt vời để đào tạo nhân viên. Bạn có thể sử dụng tài liệu quy trình để xây dựng tài liệu đào tạo tùy chỉnh. 

5. Cải tiến liên tục

Quản lý quy trình nghiệp vụ cung cấp nền tảng để xây dựng một tổ chức xuất sắc, cho phép bạn liên tục cải thiện. Trong quá trình thiết kế quy trình nghiệp vụ, nhà quản lý có thể thêm chỉ số KPIs để thường xuyên đo lường hiệu suất cải tiến và tiết kiệm chi phí dự án như doanh thu giảm.

Mặc dù hầu hết các tổ chức chỉ đo lường các cải tiến ngay sau khi thực hiện nhưng nhiều lợi ích chỉ đạt được theo thời gian, vì vậy bạn nên tiếp tục đo lường các cải tiến sau nhiều năm hoạt động để có được kết quả chính xác nhất. 

Hãy liên hệ với các chúng tôi theo hotline 096 4578 234  ngay ngày hôm nay để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc triển khai ERP