Khái niệm về 18 loại Maintenance KPI quan trọng trong Quản lý Bảo trì

Khái niệm về 18 loại Maintenance KPI quan trọng trong Quản lý Bảo trì

I. Maintenance KPI là gì?

Maintenance KPI (Key Performance Indicator) là các chỉ số hiệu suất quan trọng được sử dụng để đo lường hiệu quả của các nhiệm vụ, hệ thống, đội ngũ, hoặc cá nhân trong việc thực hiện công việc bảo trì. Đối với một doanh nghiệp, các KPI bảo trì không chỉ giúp cải thiện sản xuất, giảm chi phí mà còn nâng cao an toàn và hiệu quả làm việc.

 

II. Cách lựa chọn Maintenance KPI phù hợp cho doanh nghiệp

Khi chọn KPI bảo trì cho doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là phải xác định rõ ràng mục tiêu và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. KPI cần tập trung vào những khu vực chính như cải thiện quy trình, chiến lược phát triển và tăng trưởng bền vững dài hạn. Một số ví dụ có thể bao gồm:

  • Cải tiến quy trình: Đánh giá các yếu tố mà doanh nghiệp muốn cải thiện trong quy trình vận hành của mình, chẳng hạn như tăng tốc độ sản xuất hoặc giảm thời gian giao hàng để từ đó lựa chọn các KPI phù hợp để có thể xem xét và đánh giá cải tiến.
  • Chiến lược phát triển: Doanh nghiệp cần đặt KPI phù hợp với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, cho dù là tăng trưởng nhanh chóng hay tăng trưởng ổn định theo từng năm.
  • Tăng trưởng bền vững: Đảm bảo KPI hỗ trợ tính bền vững dài hạn của doanh nghiệp, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển quy trình hoạt động.

III. 18 Maintenance KPI Bảo trì quan trọng mà doanh nghiệp thường sử dụng

Trong quản lý bảo trì, việc theo dõi và đánh giá hiệu suất của các hoạt động bảo trì là rất quan trọng để đảm bảo sự vận hành hiệu quả của thiết bị và tối ưu hóa chi phí. Dưới đây là 18 chỉ số KPI bảo trì quan trọng mà mọi doanh nghiệp nên xem xét được chia thành 2 nhóm bao gồm

A. 6 Maintenance KPI chính:

1. Thời gian ngừng máy (Equipment Downtime): Đo lường thời gian mà thiết bị không hoạt động do hư hỏng hoặc bảo trì khẩn cấp. Một KPI tốt trong trường hợp này là duy trì thời gian ngừng máy dưới 10% và tỷ lệ sẵn sàng của thiết bị trên 90%.

2. Hiệu suất thiết bị tổng thể (OEE – Overall Equipment Effectiveness): Đánh giá hiệu suất tổng thể của cơ sở thông qua sự sẵn sàng của thiết bị, hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm cuối cùng.

3. Thời gian trung bình giữa các lần hỏng hóc (MTBF – Mean Time Between Failures): MTBF đo lường thời gian trung bình mà một thiết bị hoạt động trước khi gặp sự cố. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá độ tin cậy của thiết bị. Ví dụ : Nếu một máy bơm nước có MTBF là 500 giờ, điều đó có nghĩa là, trung bình, máy bơm sẽ hoạt động 500 giờ trước khi cần bảo trì.

4. Thời gian trung bình để sửa chữa (MTTR – Mean Time to Repair): là thời gian trung bình cần thiết để sửa chữa thiết bị sau khi xảy ra sự cố. MTTR thấp có nghĩa là thời gian dừng máy ít hơn, tăng năng suất và giảm chi phí bảo trì. Ví dụ: Nếu MTTR của một dây chuyền sản xuất là 2 giờ, tức là trung bình mất 2 giờ để sửa chữa và khôi phục hoạt động sau sự cố.

5. Thời gian trung bình để xác nhận sự cố (MTTA – Mean Time To Acknowledge): Đánh giá hiệu suất tổng thể của cơ sở thông qua sự sẵn sàng của thiết bị, hiệu quả hoạt động và chất lượng sản phẩm cuối cùng. đo lường thời gian từ khi xảy ra sự cố đến khi nhóm bảo trì nhận được thông báo và bắt đầu xử lý. MTTA thấp có thể cải thiện phản ứng nhanh chóng và giảm thời gian ngừng hoạt động. Ví dụ: Một hệ thống báo cáo tự động giúp giảm MTTA từ 30 phút xuống còn 10 phút.

6. Thời gian trung bình đến khi hỏng hóc (MTTF  – Mean Time To Failure): là thời gian trung bình mà một thiết bị không thể sửa chữa hoạt động trước khi bị hỏng hoàn toàn. Chỉ số này thường được sử dụng cho các thiết bị không thể sửa chữa. Ví dụ: Một bóng đèn LED có MTTF là 10.000 giờ, có nghĩa là, trung bình, bóng đèn này sẽ hỏng sau 10.000 giờ hoạt động.

 

B. 12 Maintenance KPI phụ:

1. Tỷ lệ thiết bị sẵn sàng (Equipment Availability Rate): Tỷ lệ thiết bị sẵn sàng là phần trăm thời gian mà thiết bị có thể hoạt động so với tổng thời gian. Chỉ số này phản ánh mức độ sẵn sàng của thiết bị để thực hiện công việc theo kế hoạch. Ví dụ: Nếu một thiết bị có tỷ lệ sẵn sàng là 95%, điều đó có nghĩa là thiết bị sẵn sàng hoạt động 95% thời gian.

2. Tỷ lệ hoàn thành bảo trì đúng hạn (Maintenance Schedule Compliance Rate): Chỉ số này đo lường tỷ lệ hoàn thành các hoạt động bảo trì theo kế hoạch trong thời gian quy định. Ví dụ: Một kế hoạch bảo trì định kỳ được hoàn thành đúng thời gian sẽ có tỷ lệ hoàn thành là 100%.

3. Chi phí bảo trì trên mỗi đơn vị sản xuất (Maintenance Cost Per Unit of Production): Đây là chi phí bảo trì tính trên mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất, giúp đánh giá hiệu quả chi phí của hoạt động bảo trì. Ví dụ: Chi phí bảo trì là $1.000 và sản lượng sản xuất là 10.000 đơn vị, chi phí bảo trì trên mỗi đơn vị sản xuất sẽ là $0.10.

4. Tỷ lệ bảo trì dự phòng (Preventive Maintenance Compliance Rate): Chỉ số này đo lường tỷ lệ các hoạt động bảo trì dự phòng được thực hiện so với kế hoạch. Tỷ lệ cao cho thấy một chương trình bảo trì dự phòng hiệu quả. Ví dụ: Nếu có 100 hoạt động bảo trì dự phòng theo kế hoạch và 95 hoạt động được thực hiện, tỷ lệ này là 95%.

5. Tỷ lệ sự cố đột xuất (Unscheduled Downtime Rate): Đây là tỷ lệ thời gian ngừng máy không theo kế hoạch so với tổng thời gian hoạt động. Tỷ lệ thấp cho thấy một hệ thống bảo trì hiệu quả. Ví dụ: Một dây chuyền sản xuất có tỷ lệ sự cố đột xuất là 2%, tức là, trung bình, dây chuyền này không hoạt động 2% thời gian.

6. Tỷ lệ bảo trì theo kế hoạch (PMP – Planned Maintenance Percentage): Đo lường phần trăm bảo trì được lên kế hoạch so với tổng số giờ bảo trì.

7. Tỷ lệ tuân thủ lịch trình (Schedule Compliance): Đo lường tỷ lệ hoàn thành đúng hạn của các công việc bảo trì đã được lên kế hoạch.

8. Chi phí bảo trì như một phần trăm giá trị thay thế (Maintenance Cost as Percent of RAV): Đo lường hiệu quả chi phí của chương trình bảo trì.

9. Số ngày trung bình để hoàn thành lệnh công việc (Average Days to Complete Work Orders): Đánh giá tốc độ hoàn thành lệnh công việc của đội ngũ bảo trì.

10. Dự trữ bảo trì (Maintenance Backlog): Xem xét số lượng công việc bảo trì đang chờ xử lý để đánh giá mức độ phân bổ nhân sự hợp lý. Một tiêu chuẩn thế giới là khoảng hai tuần công việc tồn đọng cho mỗi kỹ thuật viên.

11. Phần trăm công việc được bao phủ bởi lệnh công việc (Percentage of Work Covered by Work Order): Đánh giá mức độ công việc bảo trì được nhập vào hệ thống quản lý bảo trì.

12. Làm thêm giờ bảo trì (Maintenance Overtime): Đánh giá mức độ làm thêm giờ của nhân viên bảo trì để xác định khả năng phân bổ nhân sự hợp lý.

 

IV. Cách Theo Dõi Maintenance KPI với Phần mềm Quản lý Bảo trì (CMMS)

Với sự phát triển của công nghệ, việc theo dõi Maintenance KPI bảo trì trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết thông qua hệ thống phần mềm quản lý bảo trì CMMS.

Phần mềm CMMS giúp doanh nghiệp theo dõi các chỉ số Maintenance KPI theo thời gian và giảm thiểu thời gian ngừng máy.

  • Theo dõi theo thời gian: phần mềm CMMS cung cấp các báo cáo tùy chỉnh và hiển thị các chỉ số quan trọng một cách trực quan trên bảng điều khiển.
  • Giảm thiểu thời gian ngừng máy: Với dữ liệu lịch sử về hiệu suất thiết bị, doanh nghiệp có thể dễ dàng xem xét mức độ ngừng máy và điều chỉnh các nhiệm vụ bảo trì để cải thiện hiệu suất.

V. Ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì CMMS EcoMaint trong việc cải thiện KPI Bảo trì

Triển khai giải pháp phần mềm quản lý bảo trì CMMS EcoMaint giúp doanh nghiệp theo dõi và cải thiện các KPI bảo trì một cách hiệu quả. Với giao diện dễ sử dụng và khả năng tích hợp linh hoạt, EcoMaint hỗ trợ doanh nghiệp xác định các chỉ số hiệu suất quan trọng, từ đó xây dựng chiến lược bảo trì tối ưu, cải thiện hiệu suất và giảm thiểu chi phí. Hãy khám phá thêm về cách CMMS EcoMaint có thể giúp doanh nghiệp của bạn cải thiện KPI bảo trì và đạt được mục tiêu phát triển dài hạn bằng cách nhấn vào liên kết này.

 

Với bề dày hơn hai thập kỷ kinh nghiệm Chuyển đổi số cho doanh nghiệp Sản xuất, Vietsoft là đơn vị dẫn đầu cung cấp giải pháp Tư vấn và Triển khai phần mềm quản lý bảo trì CMMS tại Việt Nam. Bằng đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực, Vietsoft tự tin đồng hành, giải quyết triệt để mọi bài toán và đón đầu những công nghệ mới cho doanh nghiệp.

 

Liên hệ để nhận tư vấn của Chuyên gia Chuyển đổi số Ngành Sản xuất theo hotline: 0986778578 hoặc email sales@vietsoft.com.vn