Hệ thống bảo trì định kỳ trên tàu PMS là gì ?

Hệ thống bảo trì định kỳ trên tàu PMS là gì

1. Khái niệm Hệ thống bảo trì định kỳ trên tàu biển Planned maintenance system (PMS)

Hệ thống bảo trì định kỳ trên tàu Planned maintenance system (PMS) phép chủ tàu và nhà điều hành tàu lập kế hoạch, thực hiện và ghi nhận các công tác bảo trì tàu theo thời gian thực nhằm đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu bảo dưỡng của Công ty và nhà sản xuất đặt ra. Mục tiêu của hệ thống này là nhằm đảm bảo hoạt động khai thác tàu luôn an toàn và đáng tin cậy, ngoài ra còn tuân thủ tất cả các quy định an toàn áp dụng trong ngành hàng hải. Có nhiều cách khác nhau để đạt được mục tiêu này, phụ thuộc vào quy mô và độ phức tạp của công ty vận tải và các loại tàu đang hoạt động. Trong tất cả các trường hợp, phương pháp tiếp cận của hệ thống quản lý bảo trì PMS là dựa trên đánh giá rủi ro và bắt đầu bằng việc thiết lập một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về tất cả trang bị máy móc, thiết bị và phụ tùng có trên tàu.


Hệ thống bảo trì định kỳ trên tàu PMS trên tàu là bắt buộc theo mã an toàn quản lý quốc tế (ISM). Hệ thống bảo trì định kỳ hiệu quả không chỉ giúp đáp ứng các mục tiêu an toàn và môi trường được quy định trong Mã ISM, mà còn là một khoản đầu tư bảo vệ tài sản và tối ưu hóa quản lý tài sản cho các doanh nghiệp vận hành tàu bè.


2. Các module có trong Hệ thống bảo trì định kỳ trên tàu (PMS)

Hệ thống bảo trì định kỳ trên tàu PMS thường tích hợp một số các module riêng lẻ hoặc xây dựng thành một hệ thống quản lý hoàn chỉnh tương tự hệ thống quản lý bảo trì CMMS cho cảng biển và cơ sở đóng tàu. Thông thường, hệ thống PMS được kết hợp với các mô-đun khác, ví dụ như module quản lý mua sắm hàng hải, module quản lý an toàn tàu, module quản lý thiết bị trên tàu, Module quản lý tình trạng thân tàu và module phân tích dữ liệu hàng hải (thông tin lịch sử vận hành tàu, lịch trình vận chuyển). Một giải pháp PMS tích hợp nhiều module sẽ cung cấp cái nhìn cần thiết để đạt được hiệu quả, giảm chi phí vận hành và cạnh tranh trên thị trường hàng hải.


Ngoài ra hiện nay nhiều hệ thống PMS còn được tích hơp thêm Module quản lý Hàng hóa Độc hại (Inventory of Hazardous Material – IHM). Đây là module giúp hỗ trợ tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định Hong Kong SR/CONF/45 và Nghị định SRR của Liên minh châu Âu. Module quản lý Hàng hóa Độc hại được tích hợp trong Hệ thống Bảo trì Định kỳ còn đảm bảo việc bảo trì các hàng hóa Độc hại luôn hiệu quả trong suốt hành trình vận chuyển nhằm tránh các rủi ro mất an toàn cho tàu và thuỷ thủ đoàn.


3. Lợi ích của việc ứng dụng hệ thống quản lý bảo trì định kỳ (PMS)

Theo một báo cáo của DNV GL, việc sử dụng PMS có thể giảm đến 30% chi phí bảo trì hệ thống động cơ trên tàu và tăng đến 25% thời gian hoạt động của hệ thống (nguồn: DNV GL Technical Insights, 2016). Việc ứng dụng hệ thống bảo trì định kỳ trên tàu PMS sẽ giúp các doanh nghiệp khai thác tàu biển có thể đạt được những lợi ích như:

  • Tối ưu hóa công tác quản lý bảo trì tàu biển
  • Quản lý tập trung toàn bộ thiết bị, tài sản và công tác bảo trì trên toàn bộ đội tàu của doanh nghiệp.
  • Giao diện người dùng dễ sử dụng giữa tàu và bờ, cải thiện giao tiếp và việc hỗ trợ kỹ thuật từ xa.
  • Lập kế hoạch và chuẩn bị tài liệu cho tất cả các tác vụ bảo trì kế hoạch và không kế hoạch
  • Xác định và lên lịch bảo trì
  • Phân loại các công việc và yếu tố theo các tiêu chí liên quan, chẳng hạn như quan trọng, liên quan đến an toàn, liên quan đến lớp hoặc nguồn gốc
  • Cập nhật tự động số lượng tồn kho vật tư phụ tùng thay thế cho các tác vụ bảo trì
  • Ghi lại vòng đời của mỗi thiết bị máy móc trên tàu
  • Quản lý hiệu quả các Vật tư Nguy hiểm (IHM)
  • Quản lý khiếm khuyết
  • Lưu trữ các thông tin trao đổi liên quan đến công tác bảo trì, sửa chữa
  • Có danh sách công việc trung tâm cho các kỹ sư trên tàu