Giải pháp bền vững trong quản trị doanh nghiệp ngành dệt may

Dệt may là ngành sản xuất chủ lực và cũng là mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2021 đạt kim ngạch 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Theo Tổng cục Hải quan trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây (tính từ năm 2012).

 

 

Dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 đang phức tạp và xung đột Nga – Ukraina đang căng thẳng, nhưng thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn vượt qua Bangladesh, vươn lên vị trí thứ hai thế giới và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022. Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Tài, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) thì kim ngạch xuất khẩu dệt may dù cao nhưng giá trị gia tăng còn ở mức thấp, ngành chưa chủ động được nguyên phụ liệu, năng suất lao động cũng thấp hơn các nước trong khu vực, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình khá.

 

 

Để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền vững trong thời gian tới,  ngành dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, thay vì chiều rộng. Trong đó cần đầu tư chú trọng vào giải pháp quản trị doanh nghiệp ngành dệt may và chuyển đổi số. Đây là xu hướng phát triển bền vững và lâu dài của ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Việc đầu tư vào quản trị doanh nghiệp ngành dệt may sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may quản trị tốt các yếu tố:

 

QUẢN LÝ NHÂN SỰ, CHẤM CÔNG, TÍNH LƯƠNG

  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý BHXH và BHYT
  • Chấm công
  • Quy trình công nghệ
  • Phiếu công đoạn – Thống kê sản lượng
  • Tính lương sản phẩm và thời gian

QUẢN LÝ KINH DOANH HÀNG MAY MẶC

  • Quản lý hàng may mặc và Nguyên phụ liệu
  • Quản lý BOM và đơn giá kế hoạch
  • Hoạch định Nguyên phụ liệu và đặt mua  hàng cho đơn hàng FOB
  • Cân đối và thanh lý Nguyên phụ liệu cho đơn hàng CMT
  • Lập packing list và Invoice tự động
  • Quản lý các đơn hàng gia công ngoài
  • Quản lý xuất nhập và tồn kho
  • Tính toán giá thành sản xuất thực tế

QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT XƯỞNG MAY

  • Lập kế hoạch và điều độ sản xuất
  • Theo dõi quá trình duyệt mẫu
  • Ghép size bàn cắt
  • Kiểm soát tiến độ cắt bằng barcode
  • Kiểm soát tiến độ may bằng barcode hay RFID
  • Kết nối thông tin với các thiết bị di động, nhắn tin, bảng điện, màn hình LCD

quản trị doanh nghiệp ngành dệt may

 

Vietsoft ERP for Garment là giải pháp quản trị doanh nghiệp dệt may ERP chuyên dụng cho ngành Dệt May và Giày Dép. Được thiết kế dựa trên kinh nghiệm lâu năm của Vietsoft, giải pháp có khả năng mở rộng và phù hợp với loại hình sản xuất Dệt May khác nhau: Thiết kế theo đơn hàng (ETO); Sản xuất theo đơn hàng (MTO); Lắp ráp theo đơn hàng (ATO); Sản xuất theo dự đoán (MTS).

 

 

Giải pháp đã được triển khai thành công hơn 400 doanh nghiệp dệt may trong nước lẫn FDI với nhiều casestudy là các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trong nước. Xin vui lòng liên hệ ngay để được Tư vấn miễn phí và Demo phần mềm:

 

Công ty TNHH Phần Mềm Nam Việt (Vietsoft)

– Địa chỉ: 91 Nguyễn Trọng Lội, P4, Q.Tân Bình, TPHCM
– Hotline : 0986 778 578 (Ms. Duong)
– Email: sales@vietsoft.com.vn