Vai trò của IoT trong sản xuất thông minh

IoT đang là một khái niệm quen thuộc, là câu “cửa miệng” trong các hội thảo về khoa học công nghệ. Việc ứng dụng IoT vào mọi mặt của đời sống đang trở nên vô cùng cấp bách và cần thiết. Hôm nay, BKAII sẽ cùng các bạn thảo luận về ứng dụng, vai trò của IoT trong sản xuất hay có thể gọi là số hóa sản xuất, sản xuất thông minh.

1. Khái niệm ứng dụng IoT trong sản xuất

IoT, công nghệ 4.0,….về bản chất được hiểu nôm na là ứng dụng sự tiến bộ về công nghệ của các lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và tự động hóa vào thực tế. Cụ thể trong nhà máy sản xuất, việc số hóa sản xuất/sản xuất thông minh là giúp cho hệ thống thiết bị – thiết bị giao tiếp với nhau một cách dễ dàng, liên tục mà không cần sự giám sát, cho phép của con người trong quá trình đó. Việc giao tiếp giữa thiết bị – thiết bị giúp cho hệ thống cảm biến, hệ thống cơ cấu chấp hành, hệ thống điều khiển cho phép tương tác với nhau ngay lập tức. Các thiết bị sẽ thông minh hơn, dữ liệu từ thiết bị sẽ đưa về trung tâm nhiều hơn. Việc ứng dụng công nghệ AI, Bigdata cho phép trung tâm sử dụng lượng lớn dữ liệu đó để ra quyết định bảo trì hợp lý giúp hệ thống hoạt động một cách bền bỉ, hợp lý hơn, tránh cho các tổn hao do việc dừng hệ thống sản xuất để sửa chữa….

2. Những lợi ích của IoT mang lại cho nhà máy

Những lợi ích IoT mang lại trong sản xuất nhà máy là:

  • Máy móc thông minh hơn: Nhờ giao tiếp máy móc – máy móc (M2M: Machine to Machine), các nhà quản lý có thể có được cái nhìn tổng thể về hiện trạng toàn bộ thiết bị, hỗ trợ việc ra quyết định để giảm thiểu sự chậm trễ, thời gian chết trong hệ thống. Ví dụ: hỗ trợ việc ra quyết định thay thế bảo trì sớm, tránh tình trạng thiết bị hỏng rồi mới thay, làm giảm thời gian chết trong sản xuất…..
  • Hệ thống dữ liệu lớn, big DATA: Việc ứng dụng IoT vào giúp thiết bị có thể giao tiếp liên tục với nhau, giúp dữ liệu được thu thập một cách liên tục và toàn cảnh. Thông qua các dữ liệu đó, nhà quản trị có thể ra quyết định một cách tốt hơn do có nhiều dữ liệu đầu vào hơn.
  • Cải thiện việc quản lý tài nguyên: Bằng cách hiểu rõ hơn về hệ thống và các thiết bị, các nhà quản lý có thể ra quyết định để giảm thiểu các chi phí liên quan đến tồn kho, an toàn lao động, …
3. Lợi ích của IoT trong công nghiệp

Lợi ích khi ứng dụng IoT trong công nghiệp:

  • Tận dụng máy móc thiết bị tăng 3% – 5%;
  • Tăng năng suất 10% – 15%;
  • Giảm thời gian ngừng hoạt động 1% – 5%;
  • Giảm giá thành 15% – 30%;
  • Giảm giờ làm thêm của lao động kỹ thuật 20% – 25%.
  • Sưu tầm internet