Kiến thức bảo trì

Hiện nay, phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kì vọng: giảm thời gian ngừng máy, giảm chi phí bảo trì, giảm hư hỏng, tăng tuổi thọ tài sản, tăng lợi nhuận từ công tác bảo trì. Để đạt được những mục tiêu đó, đòi hỏi các chức năng của phần mềm CMMS phải có những đặc thù nào ? Hãy theo dõi bài viết sau và tìm hiểu 10 chức năng tiêu biểu mà một giải pháp CMMS hiệu quả phải có. Từ đó sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về giá trị của một phần mềm CMMS mang lại và các tiêu chí chức năng cần cân nhắc khi đầu tư giải pháp này. I. Lợi ích đầu tư phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS Phần mềm quản lý bảo trì CMMS là một giải pháp đặc thù giúp các doanh nghiệp hợp lý hóa các hoạt động bảo trì bằng cách theo dõi thiết bị, hàng tồn kho và hiệu quả công việc bảo trì. Với sự hỗ trợ từ phần mềm CMMS, nhân viên bảo trì có thể cắt giảm thời gian lãng phí cho các công việc hành chính, dễ dàng quản lý các yêu cầu bảo trì phát sinh, đồng thời có đủ thời gian và sự hỗ trợ cần thiết để phát triển các chương trình bảo trì phòng ngừa và dự đoán hiệu quả. Bên cạnh đó, phần mềm CMMS cũng giúp doanh nghiệp giảm thời gian ngừng máy của thiết bị và giảm chi phí bảo trì phát sinh, cũng như tối ưu hóa tuổi thọ của tài sản thiết bị. II. Các chức năng tiêu chuẩn của phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS Các chức năng của phần mềm CMMS thường bao gồm: 1. Chức năng Quản lý tài sản - Phân hệ (Module) Quản lý tài sản cho phép doanh nghiệp theo dõi tài sản vật chất và tài sản cố định, chẳng hạn như trang thiết bị, máy móc, phương tiện cơ giới và cơ sở hạ tầng. Đối với mỗi tài sản, phần mềm CMMS có thể ghi nhận và lưu trữ các thong tin quan trọng và cần thiết cho công tác quản lý tài sản như: ngày mua, giá cả, số sê-ri, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, vị trí lắp đặt, tình trạng sử dụng, lịch sử vận hành, lịch sử bảo trì, giấy phép kiểm định... Tính năng này cũng cho phép doanh nghiệp sắp xếp, phân loại tài sản theo loại, phòng ban và các danh mục khác. 2. Chức năng Quản lý vật tư phụ tùng (VTPT) tồn kho - Phân hệ (Module)này giúp doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng VTPT cần thiết cho công tác bảo trì luôn sẵn sàng khi cần đến. Tính năng này cho phép theo dõi lượng VTPT tồn kho, lịch sử sử dụng VTPT. Từ đó đưa ra các khuyến nghị về ngưỡng tồn kho VTPT tối thiểu và an toàn cho hoạt động bảo trì của doanh nghiệp. Tính năng này cũng cho phép cảnh báo khi VTPT tồn kho nằm dưới ngưỡng an toàn này và sẽ tự động đề xuất mua hàng VTPT bổ sung. 3. Chức năng Quản lý mua hàng & nhà cung cấp VTPT - một số nhà cung cấp như Vietsoft còn tích hợp tính năng quản lý mua hàng, cho phép ghi nhận các thông tin đơn hàng mua sắm VTPT như: loại vật tư, kiểu vật tư, giá cả, nhà cung cấp, lịch sử mua hàng, địa điểm và chính sách bảo hành cụ thể cho từng loại VTPT. 4. Chức năng Quản lý công tác bảo trì – Phân hệ này cho phép hợp lý hóa các nhiệm vụ bảo trì, chẳng hạn như kiểm tra và sửa chữa. Khách hàng hoặc nhân viên vận hành có thể gửi yêu cầu bảo trì trực tiếp từ điện thoại đến hệ thống dữ liệu phần mềm. Khi đó, nhà quản lý có thể theo dõi, sắp xếp thứ tự ưu tiên của công việc và phân công công việc phù hợp theo năng lực của từng nhân viên bảo trì. Với mỗi yêu cầu công việc bảo trì, phần mềm cho phép theo dõi kết quả việc bảo trì sữa chữa, các vấn đề thiết bị, lịch sử bảo trì, tổng thời gian ngừng máy và chi phí sửa chữa phát sinh. Một số giải pháp CMMS như phần mềm Vietsoft EcoMaint của Vietsoft còn cho phép đưa ra khuyến nghị cho các bước bảo trì phù hợp trong tương lai. 5. Chức năng Bảo trì phòng ngừa ( Preventive Maintenance) - đây là chức năng giúp các doanh nghiệp phát triển một lịch trình bảo trì định kỳ dựa trên tình hình vận hành tài sản hoặc thời gian hoạt động thực tế. Chức năng này đảm bảo các trang thiết bị, tài sản luôn được bảo dưỡng thường xuyên trước khi xảy ra sự cố. Đặc biệt, chức năng của phần mềm CMMS Vietsoft EcoMaint còn cung cấp một thư viện các nhiệm vụ và thủ tục bảo trì phòng ngừa phổ biến làm cơ sở và dữ liệu tham khảo cho nhà quản lý và các nhân viên bảo trì khi tiến hành xây dựng chương trình bảo trì phòng ngừa tại doanh nghiệp. 6. Chức năng Bảo trì dự đoán ( Predictive maintenance) – Chức năng này thường tích hợp với các hệ thống quản lý sản xuất ANDON, các thiết bị giám sát theo dõi tiếng ồn, độ rung, nhiệt độ, ăn mòn, điện áp, áp suất và lưu lượng… Từ đó cho phép phần mềm CMMS thu thập dữ liệu vận hành, từ đó phân tích ra tình trạng máy móc thiết bị để đưa ra dự đoán về các sự cố máy có thể xảy ra. Nếu bất kỳ điều kiện nào vượt quá phạm vi chấp nhận được, phần mềm có thể tự động kích hoạt cảnh báo và tạo ra yêu cầu công việc gửi đến bộ phận bảo trì. 7. Chức năng Truy cập di động - Đây là chức năng của phần mềm CMMS cho phép nhân viên bảo trì tại hiện trường có thể tra cứu thông tin thiết bị và yêu cầu hàng công việc qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Người dùng cũng có thể chụp ảnh thiết bị và tiến độ sửa chữa, yêu cầu trợ giúp và đặt mua phụ tùng thay thế thông qua thiết bị di động của mình. Một số giải pháp CMMS cho doanh nghiệp sản xuất như phần mềm quản lý bảo trì CMMS EcoMaint cũng cho phép quét mã QR hoặc mã vạch trên thiết bị hoặc kho VTPT để hiển thị thông tin về chúng trong cơ sở dữ liệu của phần mềm. 8. Chức năng Lập lịch bảo trì - Phân hệ lập lịch bảo trì cho phép doanh nghiệp có thể phân công nhiệm vụ bảo trì dựa trên sự sẵn sàng của nhân viên bảo trì và các chương trình bảo trì dự đoán hoặc phòng ngừa đang triển khai. Phần mềm cũng có thể cảnh báo người dùng khi đến hạn bảo trì dựa trên quy định của chính phủ hoặc khuyến nghị của nhà sản xuất, ước tính dự đoán thực tế của bộ phận bảo trì hoặc của các chuyên gia, 9. Chức năng Báo cáo và phân tích - Phân hệ Báo cáo và phân tích giúp các công ty tạo báo cáo sẵn sàng kiểm toán để chứng minh việc tuân thủ các quy định về an toàn và môi trường. Phần mềm CMMS cũng cung cấp các công cụ phân tích quản lý để kiểm soát các thông số chính lien quan đến KPI bảo trì như năng suất thiết bị, chi phí nhân lực bảo trì và lợi tức đầu tư ROI. 10. Chức năng Phân quyền & bảo mật - Chức năng này cho phép nhà quản lý có thể phân quyền cho từng người dùng cụ thể. Đồng thời đảm bảo tính bảo mật của thông tin và dữ liệu trong CSDL của phần mềm. Các cơ chế bảo mật này bao gồm: • Cấp quyền sử dụng riêng biệt cho từng tài khoản người dùng • Tùy chỉnh giao diện và các module chức năng theo nhu cầu và quyền hạn của từng tài khoản • Yêu cầu đăng nhập và mật khẩu để xác thực an toàn • Quản lý và theo dõi thời gian sử dụng và địa điểm truy cập của tài khoản • Các dữ liệu và báo cáo được hạn chế truy cập theo quyền hạn cụ thể theo từng tài khoản III. Tổng kết Trên đây là 10 chức năng cơ bản của một giải pháp phần mềm quản lý bảo trì CMMS cần có để đáp ứng được các nhu cầu quản lý tài sản và bảo trì của doanh nghiệp. Vietsoft hy vọng dựa trên bài viết này, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư phần mềm quản lý bảo trì CMMS phù hợp với nhu cầu của mình. Vietsoft hy vọng sẽ luôn là địa chỉ đáng tin cậy cho các doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số công tác quản lý bảo trì tài sản.

10 chức năng của phần mềm CMMS trong quản lý bảo trì tài sản 2021

  Hiện nay, phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS đang nhận được rất nhiều sự quan tâm và đầu tư từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kì vọng: giảm thời gian ngừng máy, giảm chi phí bảo trì, giảm hư hỏng, tăng tuổi thọ tài sản, …

10 chức năng của phần mềm CMMS trong quản lý bảo trì tài sản 2021 Read More »

Vietsoft EcoMaint – Chuyển đổi số cho Doanh Nghiệp sản xuất

Vietsoft EcoMaint – Chuyển đổi số cho Doanh Nghiệp sản xuất

1. Chuyển đổi số ( Digital Transformation ) là gì?   Hiện nay, rất khó để có được một định nghĩa chung rõ ràng và chính xác về chuyển đổi số trong donah nghiệp là gì. Bởi lẽ tùy từng lĩnh vực mà quá trình này sẽ có sự khác biệt nhất định với nhau. …

Vietsoft EcoMaint – Chuyển đổi số cho Doanh Nghiệp sản xuất Read More »

Khái niệm KPI bảo trì và các chỉ số đo lường hiệu suất bảo trì

Khái niệm KPI bảo trì và các chỉ số đo lường hiệu suất bảo trì

Trong doanh nghiệp, để đánh giá mức độ làm việc hiệu quả của bất cứ bộ phận, phòng ban nào thì đều cần sử dụng đến KPI (Key Performance Indicator ). Tương tự như vậy, đối với bộ phận bảo trì, chúng ta cũng có chỉ số hiệu suất KPI bảo trì cùng với các chỉ …

Khái niệm KPI bảo trì và các chỉ số đo lường hiệu suất bảo trì Read More »

Ngày nay, việc Quản lý tài sản không phù hợp thường dẫn đến khả năng kiểm soát và bảo trì tài sản gặp nhiều hạn chế. Trong khi đó, trang thiết bị tài sản là nền tảng cơ sở trọng yếu cho mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Mọi vấn đề hỏng hóc phát sinh đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và doanh thu của doanh nghiệp. Để quản lý tài sản hiệu quả, việc hiểu rõ và xác định đúng vòng đời tài sản (Asset Life Cycle) là rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và bộ phận bảo trì nói riêng. 1. Định nghĩa về tài sản vật chất trong bảo trì ? Trong lĩnh vực bảo trì sữa chữa, khái niệm tài sản vật chất thường được hiểu là một tập hợp của các thành phần trang thiết bị máy móc cần được bảo trì, sửa chữa, hoặc thay thế để đảm bảo khả năng vận hành đúng với mục đích thiết kế ban đầu của nhà sản xuất. 2. Định nghĩa vòng đời tài sản (Asset Life Cycle) trong bảo trì ? Khái niệm vòng đời tài sản (Asset Life Cycle) là một khái niệm để khái quát quá trình sử dụng của một loại tài sản cố định bắt đầu từ thời điểm được doanh nghiệp mua về, cho đến khi kết thúc sử dụng và được loại bỏ hay thanh lý. 3. Các nhóm tài sản theo vòng đời sử dụng Từ khái niệm đó, dựa vào vòng đời sử dụng của các tài sản này có thể chia chúng thành 3 nhóm chính: A. Nhóm tài sản dài hạn Đặc trưng của các tài sản vật chất thuộc nhóm này là thường có vòng đời sử dụng hơn 30 năm, với độ bền cao và có thể vận hành liên tục trong nhiều năm mà không cần bảo dưỡng hay sửa chữa lớn. Song đồng thời đa số chúng đều là những trang thiết bị có giá thành cao và có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó một khi phát sinh hỏng hóc thường sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp. VD: mặt bằng nhà xưởng, mái kim loại… B. Nhóm tài sản trung hạn Các tài sản vật chất của nhóm này thường có tuổi thọ cao từ 16-29 năm, độ bền ít hơn so với nhóm tài sản dài hạn. Thông thường cũng là những tài sản quan trọng và có khả năng để lại hậu quả lớn khi xảy ra sự cố. Các tài sản thuộc nhóm này ví dụ như: lò hơi, hệ thống báo cháy và đèn chiếu sáng bên ngoài. C. Nhóm tài sản ngắn hạn Đây là nhóm tài sản thường có kích thước nhỏ, giá trị thấp nên thường Ít bền hơn tài sản có tuổi thọ trung bình và dài, những tài sản này thường có tuổi thọ sử dụng dưới 16 năm. Đây là những tài sản có vai trò ít quan trọng, do đó khi xảy ra hỏng hóc thường gây ra thiệt hại nhỏ hơn 2 nhóm tài sản trung và dài hạn. 4. Các giai đoạn trong vòng đời tài sản Có một câu hỏi thú vị là có phải mọi tài sản vật chất đều trải qua những giai đoạn như nhau hay không ? Về cơ bản câu trả lời là có, hầu như mọi loại tài sản vật chất đều trải qua các giai đoạn tương tự từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hoàn toàn bị lọai bỏ. Các giai đoạn này gộp chung lại được gọi là một vòng đời của tài sản vật chất. Dựa trên việc xác định và theo dõi vòng đời này, các tổ chức doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược sử dụng và bảo trì thích hợp để tối ưu hóa giá trị mà tài sản mang lại. Các giai đoạn chu kỳ sống của tài sản vật chất là: • Mua mới • Sử dụng • Duy trì • Vứt bỏ và thay thế Thông thường ý nghĩa của vòng đời tài sản càng quan trọng khi tài sản có giá trị càng cao. Khi đó bộ phận bảo trì càng cần thiết phải xác định và theo dõi được vòng đời sản phẩm để có những chiến lược bảo trì phù hợp ở từng giai đoạn Ví dụ: với một máy bơm nước có giá trị nhỏ, dễ thay thế thì chắc chắn sẽ luôn có 1 chiếc dự phòng được để sẵn trong kho vật tư để thay thế khi cần đến. Do đó các thiết bị này hầu như ít được chú ý hơn cho đến khi thật sự có dấu hiệu hư hỏng phát sinh. Nhưng đổi lại đó là 1 thiết bị tài sản quan trọng với vòng đời dài như nồi hơi thì chắc chắn sẽ luôn được quan tâm kiểm tra định kỳ kỹ lưỡng, và sẽ luôn có 1 quá trình dài để lựa chọn 1 thiết bị mới phù hợp khi cần thay mới. Kèm với đó là việc lập kế hoạch tất cả các bước để tiến hành thay thế, đưa vào vận hành an toàn. Sau đó là việc xây dựng một chương trình bảo trì với các kiểm tra, nhiệm vụ và KPI liên quan. 5. Vai trò bộ phận bảo trì trong các giai đoạn của vòng đời tài sản Bởi vì chúng ta đã biết rất nhiều về những gì bộ phận bảo trì làm trong hai giai đoạn sử dụng và duy trì, trong bài viết này chúng ta hãy tập trung vào cách mà bộ phận bảo trì tác động lên tài sản trong 2 giai đoạn đầu tiên và cuối cùng của vòng đời A. Vòng đời của tài sản: Mua mới Ở giai đoạn này, doanh nghiệp nhận ra rằng cần đầu tư một trang thiết bị tài sản mới để đáp ứng các nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, yếu tố đầu tiên cần xác định chính là những tính năng, đặc trưng, thông số mà tài sản mới cần có để phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Từ đó sau khi đã xác định được các yếu tố này, sẽ là cơ sở cốt lõi để doanh nghiệp lựa chọn được các tài sản phù hợp nhất. Trong giai đoạn này, bộ phận bảo trì có thể phát huy vai trò hỗ trợ theo 3 cách cụ thể như sau: - Giúp xác định chính xác các thông số kỹ thuật cần thiết mà tài sản mới cần đạt để vận hành hiệu quả dựa trên các kinh nghiệm bảo trì và sửa chữa các tài sản hiện có. Ví dụ: tại một nhà máy sản xuất. Về mặt lý thuyết, các tài sản sẵn có thể tạo ra X số lượng mặt hàng sau mỗi Y số giờ. Nhưng để tính toán chính xác sản lượng đầu ra thực tế, tổ chức cần biết số thời gian hoạt động và thời gian ngừng máy mà bộ phận bảo trì theo dõi trên phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS của họ. - Giúp lựa chọn các nhà sản xuất cung cấp các tài sản có độ tin cậy tốt nhất Ví dụ: Tổ chức đã quyết định cần một tài sản mới và hiện đang xem xét các nhà sản xuất khác nhau. Khi đó dựa trên kinh nghiệm đã làm việc trực tiếp với các tài sản vật lý hiện tại, bộ phận bảo trì có cảm giác về độ tin cậy của họ. Nếu các tài sản đến từ nhà cung cấp A thường hay gặp trục trặc khi đó bộ phận bảo trì có thể khuyến nghị để doanh nghiệp đổi sang nhà cung cấp B. - Bộ phận bảo trì cũng biết tài sản của nhà cung cấp nào dễ sửa chữa, nhà cung cấp nào có dịch vụ hỗ trợ tốt nhất. Ví dụ: như hiện nay trên hầu hết các xe ô tô phổ thông, việc kiểm tra bộ lọc nhiên liệu sẽ mất khoảng mười phút. Nhưng với 1 số dòng xe thể thao nhập khẩu lại đòi hỏi kỹ thuật viên phải kích xe lên, chui xuống gầm xe và tháo tấm sàn để có thể kiểm tra bộ lọc. Từ đó tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức hơn cho các kĩ thuật viên khi thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Một giải pháp quản lý bảo trì tài sản CMMS tốt có thể cho phép người dùng đóng gói nhiều thông tin vào một yêu cầu công việc bảo trì, bao gồm danh sách kiểm tra có thể tùy chỉnh và hướng dẫn từng bước thực hiện cụ thể. Khi muốn biết tài sản của nhà cung cấp nào là khó bảo trì và sửa chữa nhất, bộ phận bảo trì chỉ cần làm là kiểm tra độ dài của các hướng dẫn thực hiện công việc đã được lưu trữ lại. Bên cạnh đó, việc thiết lập cơ sở dữ liệu cho phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS bao gồm việc số hóa và lưu trữ các tài liệu hướng dẫn từ nhà cung cấp, vì vậy thông qua việc so sánh các dữ liệu này, bộ phận bảo trì có thể biết được công ty nào có tài liệu hướng dẫn tốt nhất. Phần mềm quản lý bảo trì CMMS cũng tích hợp tính năng quản lý mua hàng, do đó thông qua lịch sử mua hàng, bộ phận bảo trì cũng có thể đánh giá thời gian giao hàng của nhà cung cấp đó. B. Vòng đời của tài sản: xử lý và thay thế Đây là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của tài sản thiết bị, khi chúng sắp hết khả năng để tiếp tục vận hành bình thường hoặc khi sắp hết thời gian sử dụng theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Do đó doanh nghiệp và bộ phận bảo trì cần ra quyết định đây có phải lúc thích hợp để thay thế bằng một tài sản mới hay không. Thông thường, thời điểm thay mới chính là khi kinh phí cho việc sửa chữa trùng tu cao hơn so với việc thay thế mới. Tuy nhiên trong thực tế, để lựa chọn chính xác thời điểm này là một vấn đề không hề dễ dàng để đưa ra quyết định chính xác. Khi đó, Bộ phận bảo trì hoàn toàn có thể giúp mọi thứ dễ dàng hơn bằng cách xem xét và đánh giá các chi phí bảo trì liên quan đến tài sản đó mà họ đang theo dõi thông qua phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS. Vì CMMS có chứa dữ liệu đáng tin cậy về thời gian ngừng hoạt động liên quan của tài sản, các bộ phận chịu ảnh hưởng, nguồn lực bảo trì cần thiết nên hoàn toàn có thể cung cấp một bức tranh rõ ràng về chi phí bảo trì và vận hành của một tài sản theo từng thời điểm cụ thể. Căn cứ trên các số liệu này, doanh nghiệp có thể quyết định chính xác hơn khi nào nên thanh lý và thay thế tài sản. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể thay thế các tài sản dù chúng vẫn đang hoạt động hoàn hảo. Ở đây, họ không xem xét chi phí bảo trì. Thay vào đó, yếu tố quyết định có thể dựa trên hiệu quả vận hành và chi phí mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được từ việc áp dụng công nghệ mới. Ví dụ, một công ty có thể thay thế tất cả các nồi hơi cũ bằng những nồi hơi tiết kiệm năng lượng hơn. Hãy tưởng tượng một doanh nghiệp in đang vận hành một dây chuyền đầy các máy in kiểu cũ đã vận hành hơn 10 năm tuổi thọ. Nhưng với việc được bảo trì định kỳ thường xuyên và được quan tâm theo dõi chặt chẽ lịch sử vận hành bởi phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS Ecomaint, do đó chúng vẫn hoạt động hoàn hảo và vẫn đáp ứng tốt những nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Song khi nhân viên bảo trì tiến hành đặt mua vật tư phụ tùng cần thiết cho các thiết bị tài sản này qua phần mềm CMMS Ecomaint, họ nhanh chóng phát hiện ra rằng các nhà cung cấp linh kiện và vật tư thay thế trong dữ liệu lưu trữ đang ngày 1 ít đi. Nhiều nhà cung cấp bắt đầu ngưng không còn cung cấp các linh kiện thay thế, một số không nhập sẵn hàng và cần có thời gian đặt hàng từ nước ngoài về. Đó chính là lúc bộ phận bảo trì nhận ra nguồn cung ứng các bộ phận và vật liệu sẽ sớm trở thành một vấn đề nghiêm trọng, thời gian mua hàng ngày càng dài và danh sách các nhà cung cấp đáng tin cậy ngày càng ngắn. Do đó họ buộc phải cảnh báo cho doanh nghiệp của mình rằng đã đến lúc bắt đầu tìm cách thanh lý và thay thế những chiếc máy in đó bằng những máy in mới có nguồn linh kiện đa dạng hơn. 5. Tổng kết Bộ phận bảo trì và phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS Ecomaint là những yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa việc quản lý vòng đời tài sản từ giai đoạn mua mới cho đến khi thay thế hoàn toàn tài sản. Việc ứng dụng giải pháp phần mềm quản lý bảo trì tài sản CMMS Ecomaint sẽ giúp doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả các dữ liệu liên quan đến công tác sử dụng và bảo trì tài sản một cách vĩ mô. Thông qua các dữ liệu mà phần mềm thu thập, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hoàn toàn kiểm soát được việc quản lý vòng đời của tài sản và đưa ra được các quyết định liên quan đến tài sản một cách chính xác nhất ở mỗi giai đoạn trong vòng đời tài sản. Bạn có muốn một lợi thế trong việc quản lý tài sản cho doanh nghiệp của mình ? Hãy tìm hiểu giải pháp phần mềm quản lý bảo trì tài sản Ecomaint do Vietsoft cung cấp ngay hôm nay !

Khái niệm vòng đời tài sản trong công tác bảo trì

Ngày nay, việc Quản lý tài sản không phù hợp thường dẫn đến khả năng kiểm soát và bảo trì tài sản gặp nhiều hạn chế. Trong khi đó, trang thiết bị tài sản là nền tảng cơ sở trọng yếu cho mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp hiện …

Khái niệm vòng đời tài sản trong công tác bảo trì Read More »

Tại sao doanh nghiệp đầu tư quản lý bảo trì bằng phần mềm CMMS ?

Tại sao doanh nghiệp đầu tư quản lý bảo trì bằng phần mềm CMMS ?

Quản lý tài sản và bảo trì có một vai trò rất quan trọng với năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Với việc đầu tư quản lý bảo trì bằng CMMS sẽ giúp tăng đáng kể khả năng quản lý tài sản và bảo trì cho doanh nghiệp. Đây cũng là tiền đề …

Tại sao doanh nghiệp đầu tư quản lý bảo trì bằng phần mềm CMMS ? Read More »

Yếu tố cần chú ý khi triển khai CMMS – Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị

Ngày nay việc triển khai ứng dụng giải pháp phần mềm CMMS đã và đang giúp cho rất nhiều doanh thu được các giá trị to lớn khi công tác quản lý tài sản và bảo trì được tối ưu. Nhưng để thu được các lợi ích tốt nhất từ giải pháp này, doanh nghiệp …

Yếu tố cần chú ý khi triển khai CMMS – Phần mềm quản lý bảo trì thiết bị Read More »

Bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Chìa khóa nào để giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả ? Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì các máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất luôn là những tài sản lớn và có giá trị quan trọng nhất.   Để duy trì các tài sản …

Bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp Read More »

Nên triển khai ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS không ?

Nên triển khai ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS không ?

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã bắt đầu biết đến và lựa chọn ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS để giúp tối ưu hóa công tác quản lý tài sản và bảo trì tại đơn vị mình. Thực tế đã chứng minh, việc triển khai giải pháp này …

Nên triển khai ứng dụng phần mềm quản lý bảo trì thiết bị CMMS không ? Read More »

Sự khác biệt giữa hiệu quả (Effectiveness) và hiệu suất (Effciency)

Hiệu quả (Effectiveness) và hiệu suất (Effciency) là 2 khái niệm phổ biến trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp thường bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết sau sẽ giúp các doanh nghiệp có thể hiểu đúng để phân biệt và vận dụng hiệu quả 2 khái niệm này.     1. Khái niệm …

Sự khác biệt giữa hiệu quả (Effectiveness) và hiệu suất (Effciency) Read More »

Scroll to Top